Tổng quan về Sàng lọc ung thư (Phần 2)

CÁCH ĐO LƯỜNG NGUY CƠ

Nguy cơ mắc ung thư được đo lường bằng nhiều cách khác nhau. Những kết quả từ các cuộc khảo sát và nghiên cứu về nguy cơ ung thư cũng được giải thích theo nhiều cách khác nhau. Một vài cách thể hiện mức độ nguy cơ:

Nguy cơ tuyệt đối

Là khả năng một người mắc bệnh, trong một quần thể cụ thể, trong một thời gian nhất định. Các nhà nghiên cứu ước lượng nguy cơ tuyệt đối bằng cách nghiên cứu một nhóm dân lớn. VD, tất cả phụ nữ trong một độ tuổi. Và đếm số người trong nhóm đó mắc một bệnh cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ, một nhóm 100.000 phụ nữ trong độ tuổi 20-29 được quan sát trong một năm. Quan sát thấy có 4 người mắc ung thư vú trong năm đó. Điều này có nghĩa là nguy cơ tuyệt đối của ung thư vú đối với phụ nữ trong độ tuổi này là 4 trên 100.000.

Nguy có tương đối (RR)

Chỉ số này thường được dùng trong các nghiên cứu để tìm ra một yếu tố có liên quan với nguy có của bệnh không. Các nhà nghiên cứu so sánh hai nhóm người có nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên, một nhóm phải có phơi nhiễm với yếu tố cần xác định. Và nhóm còn lại thì không. Để xác định nguy cơ tương đối, phần trăm đối tượng trong nhóm phơi nhiễm mắc bệnh, được chia cho phần trăm đối tượng trong nhóm không phơi nhiễm mắc bệnh.

Nguy cơ tương đối có thể là:

  • Lớn hơn 1: Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Bằng 1: Yếu tố không liên quan với nguy cơ mắc bệnh.
  • Nhỏ hơn 1: Yếu tố làm giảm nguy cơ mắc bệnh.

 

Nguy cơ tương đối còn được gọi là Tỷ số nguy cơ.

Tỷ suất chênh (OR)

Trong trường hợp các nhà nghiên cứu không có đủ thông tin để tính được nguy cơ tương đối. Họ thường sử dụng tỷ suất chệnh thay thế. Tỷ suất chênh có thể ước lượng được nguy cơ tương đối.

Nghiên cứu sử dụng  tỷ suất chênh thay thế nguy cơ tương đối được gọi là nghiên cứu bệnh-chứng. Trong nghiên cứu này, hai nhóm đối tượng được so sánh. Tuy nhiên, các đối tượng trong mỗi nhóm được lựa chọn dựa trên việc có bệnh hay không. Các nhà nghiên cứu sẽ tìm sự khác biệt trong việc phơi nhiễm với một yếu tố nào đó có thể là nguyên nhân của bệnh. Sự chênh lệch được tính bằng số đối tượng có phơi nhiễm chia cho số đối tượng không phơi nhiễm. Để tính tỷ suất chênh, lấy sự chênh lệch của nhóm này chia cho nhóm kia.

Tỷ suất chênh có thể là:

  • Lớn hơn 1: Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Bằng 1: Yếu tố không liên quan với nguy cơ mắc bệnh.
  • Nhỏ hơn 1: Yếu tố làm giảm nguy cơ mắc bệnh.

 

Quan sát sự phơi nhiễm của các đối tượng bị bệnh và không bị bệnh có thể giúp tìm ra các yếu tố nguy cơ. Biết được ai có nguy cơ cao mắc ung thư giúp bác sĩ quyết định thời gian và tần số trong sàng lọc.


SÀNG LỌC CÓ GIÚP KÉO DÀI TUỔI THỌ?

PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ GIÚP GIẢM TỶ LỆ TỬ VONG TRONG VÀI LOẠI UNG THƯ

Đối với nhiều loại ung thư, khả năng điều trị phụ thuộc vào giai đoạn khi được chẩn đoán. Ung thư được chẩn đoán ở giai đoạn sớm thường dễ điều trị và chữa khỏi hơn.

So sánh tỷ lệ tử vong giữa các bệnh nhân được sàng lọc và không được sàng lọc. Một vài test sàng lọc có tác dụng cả trong việc phát hiện sớm ung thư và giảm tỷ lệ tử vong. Ví dụ: Chụp X quang vú trong ung thư vú. Nội soi đại tràng sigma và tìm máu trong phân trong ung thư đại trực tràng. Những xét nghiệm khác có khả năng phát hiện ung thư trước khi xuất hiện triệu chứng, chứ không giảm tỷ lệ tử vong. Nếu một loại ung thư phát triển và lan tràn nhanh, phát hiện sớm cũng không giúp bệnh nhân sống lâu hơn.

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA SÀNG LỌC  TRONG VIỆC GIẢM TỶ LỆ TỬ VONG

Khi thu thập thông tin về thời gian sống của bệnh nhân ung thư, các nghiên cứu thường dùng thời gian 5 năm sau khi chẩn đoán. Chúng thường được sử dụng để đo lường hiệu quả của các phương pháp điều trị. Tuy nhiên, để đánh giá hiệu quả của test sàng lọc, các nghiên cứu thường xem chúng có giúp giảm tỷ lệ tử vong do ung thư không. Các dấu hiệu cho thấy một test sàng lọc là hiệu quả:

  • Tăng số trường hợp ung thư phát hiện ở giai đoạn sớm.
  • Giảm số trường hợp ung thư phát hiện ở giai đoạn muộn.
  • Giảm số trường hợp tử vong do ung thư.

 

Ngày nay, số trường hợp tử vong do ung hư thấp hơn trước. Tuy nhiên không rõ là do hiệu quả của các test sàng học hay do hiệu quả của các phương pháp điều trị hoặc cả 2.

CÁC YẾU TỐ NHẦM LẪN

Thời gian hiệu dịch (Lead-time bias)

Thời gian sống của bệnh nhân ung thư được tính từ ngày chẩn đoán đến ngày bệnh nhân tử vong. Bệnh nhân thường được chẩn đoán sau khi có các triệu chứng. Nếu một test sàng lọc chẩn đoán bệnh trước khi có triệu chứng, thời gian sống sẽ tăng lên bởi vì ngày chẩn đoán sớm hơn. Việc tăng thời gian sống có vẻ như do tác dụng của test sàng lọc. Nhưng thực ra các bệnh nhân được sàng lọc vẫn tử vong cùng một thời gian so với những bệnh nhân không được sàng lọc.

Chẩn đoán quá mức

Đôi khi, các test sàng lọc phát hiện ung thư kể cả nó có thể tự biến mất hoặc không bao giờ gây ra bất kì triệu chứng nào. Những ung thư đó sẽ không bao giờ bị phát hiện nếu không có sàng lọc. Việc này gọi là chẩn đoán quá mức. Chẩn đoán quá mức có thể khiến cho các bệnh nhân có vẻ sống lâu hơn. Nhưng thực tế, những bệnh nhân bị chẩn đoán qua mức sẽ không bao giờ chết do ung thư.


CÁCH MỘT TEST SÀNG LỌC TRỞ THÀNH XÉT NGHIỆM THƯỜNG QUY

KẾT QUẢ TỪ CÁC NGHIÊN CỨU

Các bằng chứng về độ an toàn, độ chính xác và lợi ích của các test sàng lọc rút ra từ các thử nghiệm lâm sàng và các loại nghiên cứu khác. Khi thu thập đủ bằng chứng cần thiết, nó sẽ trở thành một xét nghiệm thường quy. Ví dụ, các xét nghiệm dưới đây ban đầu là các test sàng lọc. Nhưng ngày nay trở thành các xét nghiệm cơ bản:

  • Nội soi đại tràng tìm ung thư đại trực tràng.
  • Chụp X quang vú tìm ung thư vú.
  • Test Pap tìm ung thư cổ tử cung.

CÁC THỬ NGHIỆM SÀNG LỌC UNG THƯ

Các thử nghiệm sàng lọc ung thư nghiên cứu những cách mới để phát hiện ung thư trước khi xuất hiện triệu chứng. Thử nghiệm sàng lọc cũng nghiên cứu các test sàng lọc có thể phát hiện ung thư sớm hơn hoặc chính xác hơn hoặc dễ dàng, an toàn, hay rẻ hơn các test hiện tại. Các thử nghiệm sàng lọc được thiết kế để tìm ra những lợi ích và tác hại của các test sàng lọc.

Bằng chứng mạnh nhất về sàng lọc rút ra từ các thử nghiệm lâm sàng. Tuy nhiên, các thử nghiệm lâm sàng không phải luôn được dùng để trả lời các câu hỏi về sàng lọc. Những loại nghiên cứu khác có thể cung cấp những thông tin hữu ích về độ an toàn, ích lợi và độ chính xác của các test sàng lọc.

 

Đọc thêm: Tiêu chuẩn của test sàng lọc và các đối tượng cần sàng lọc.

 

Theo: National Cancer Institute

 

 

 

Về Nanashi

Xem thêm

CƠ CHẾ DI CĂN CỦA UNG THƯ

Quá trình di căn vẫn là một bí ẩn, bất chấp những nỗ lực của chúng ta để làm sáng tỏ sự phức tạp của nó. Nhiều giả thuyết đã được đưa ra để giải thích quá trình này. Tuy nhiên, không có giả thuyết nào có thể giải thích hoàn toàn các trường hợp lâm sàng của quá trình di căn. Các giả thuyết khác nhau về di căn cũng không nhất thiết loại trừ lẫn nhau. Những hiểu biết rõ hơn về di căn sẽ là thực sự cần thiết để giảm tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *