[Tổng quan] Dự phòng bệnh ung thư

 

Dự phòng bệnh ung thư bao gồm phòng bệnh bước 1, bước 2, bước 3 trong đó quan trọng và có giá trị nhất là bước 1 và bước 2.

1. Phòng bệnh bước 1

Các hoạt động cố gắng loại trừ các tác nhân gây ung thư hoặc giảm tối đa sự tiếp xúc với các chất gây ung thư nhằm phòng tránh sự phát sinh các tế bào ung thư.

Ví dụ: Không hút thuốc lá, thuốc lào và các chế phẩm từ thuốc lá; Không uống rượu, bia;  Sử dụng phương tiện bảo hộ lao động tốt khi phải làm việc trong môi trường phóng xạ, ô nhiễm không khí; Tiêm vắc xin phòng HPV (Virus gây ra ung thư cổ tử cung)…

Đây là bước dự phòng tích cực nhất.

2. Phòng bệnh bước 2

Sàng lọc và phát hiện bệnh ung thư ở giai đoạn sớm hoặc các tổn thương tiền ung thư (có khả năng cao tiến triển thành ung thư) để tiến hành điều trị sớm và đạt được kết quả cao nhất.

Ví dụ: Sàng lọc phát hiện ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm tế bào âm đạo cổ tử cung; sàng lọc (tầm soát) ung thư vú bằng phim chụp Xquang tuyến vú; Nội soi đại trực tràng và xét nghiệm tìm máu trong phân trong sàng lọc ung thư đại trực tràng (ung thư ruột già)…

Không phải tất cả các bệnh ung thư đều có thể sàng lọc.

Một chương trình sàng lọc chỉ có hiệu quả khi đảm bảo đầy đủ các yêu cầu sau:

  • Bệnh ung thư không quá hiếm gặp: Việc tiến hành xét nghiệm cho cả 1 quần thể đông đảo giúp phát hiện sớm bệnh ung thư cho một số ít cá thể sẽ đặt ra các vấn đề mất cân xứng giữa kinh phí bỏ ra và lợi ích mang lại.
  • Bệnh ung thư có diễn biến tự nhiên dài, có thời kỳ tiền lâm sàng (chưa biểu hiện triệu chứng) có thể phát hiện được bằng các xét nghiệm sàng lọc.
  • Bệnh ung thư đã xác định được đối tượng quần thể có nguy cơ cao để tiến hành sàng lọc
  • Nếu được phát hiện sớm qua chương trình sàng lọc, việc điều trị bệnh phải đạt kết quả cao
  • Bệnh ung thư có công cụ (xét nghiệm) sàng lọc hữu hiệu (thoả mãn tiêu chuẩn về chi phí, độ nhạy, độ đặc hiệu, tính khả thi).

3. Phòng bệnh bước 3

Với những bệnh nhân đã được chẩn đoán bệnh ung thư, dự phòng bước 3 là các hoạt động giúp chẩn đoán sớm các biến chứng hay nguy cơ biến chứng, các yếu tố làm nặng thêm tình trạng bệnh nhằm có những biện pháp can thiệp phù hợp kịp thời, hạn chế tối đa gánh nặng của bệnh ung thư đối với người bệnh, gia đình và xã hội.

Về Trần Xuân Dũng

Xem thêm

CƠ CHẾ DI CĂN CỦA UNG THƯ

Quá trình di căn vẫn là một bí ẩn, bất chấp những nỗ lực của chúng ta để làm sáng tỏ sự phức tạp của nó. Nhiều giả thuyết đã được đưa ra để giải thích quá trình này. Tuy nhiên, không có giả thuyết nào có thể giải thích hoàn toàn các trường hợp lâm sàng của quá trình di căn. Các giả thuyết khác nhau về di căn cũng không nhất thiết loại trừ lẫn nhau. Những hiểu biết rõ hơn về di căn sẽ là thực sự cần thiết để giảm tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *