Lê Văn Thành

- Tốt nghiệp Bác sỹ Đa khoa và Bác sỹ Nội trú chuyên ngành Ung thư trường Đại học Y Hà Nội - Công tác tại khoa Ngoại bụng 1, Bệnh viện K cơ sở Tân Triều, từ 2018-nay

QUÁ TRÌNH DI CĂN CỦA UNG THƯ

Mặc dù di căn là chìa khóa gây ra sự thất bại của các phương pháp điều trị ung thư và gây tử vong, nhưng những hiểu biết về di căn vẫn còn hạn chế. Di căn là nguyên nhân gây ra cái chết cho trên 90% bệnh nhân ung thư. Cho đến nay, di căn được gắn liền với giai đoạn cuối của ung thư. Tuy nhiên, tại thời điểm chẩn đoán, các tế bào ung thư có thể đã lưu hành trong hệ thống tuần hoàn hoặc đã cư trú ở cơ quan xa. Do đó, điều trị nhắm vào các bước của quá trình di căn là chiến lược điều trị hợp lý nhất, phù hợp với bệnh cảnh lâm sàng phổ biến của ung thư.

Đọc tiếp

CƠ CHẾ DI CĂN CỦA UNG THƯ

Quá trình di căn vẫn là một bí ẩn, bất chấp những nỗ lực của chúng ta để làm sáng tỏ sự phức tạp của nó. Nhiều giả thuyết đã được đưa ra để giải thích quá trình này. Tuy nhiên, không có giả thuyết nào có thể giải thích hoàn toàn các trường hợp lâm sàng của quá trình di căn. Các giả thuyết khác nhau về di căn cũng không nhất thiết loại trừ lẫn nhau. Những hiểu biết rõ hơn về di căn sẽ là thực sự cần thiết để giảm tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư.

Đọc tiếp

Helicobacter pylori: Là bạn hay là kẻ thù của loài người?

Lần đầu tiên được tìm thấy năm 1982 bởi hai bác sỹ người Úc tên là Barry Marshall và Robin Warren, Helicobacter pylori, viết tắt là HP, được biết đến là loại vi khuẩn có liên quan đến những bệnh lành tính và ác tính của hệ thống tiêu hóa. Vi khuẩn HP có thể gây ra viêm dạ dày, ung thư không tâm vị và MALT lymphoma dạ dày. Trong khi đó, HP có thể làm giảm ung thư thực quản, ung thư tâm vị, đồng thời giảm tiêu chảy và hen xuyển. Tuy nhiên, chỉ những chủng HP có CagA dương tính mới có liên quan đến những ung thư trên.

Đọc tiếp

Bệnh nhân ung thư có cần bỏ thuốc lá?

Khói thuốc lá và thuốc lào chứa nhiều loại hóa chất độc hại cho cả người hút thuốc và người không hút thuốc. Thậm chí, trong không khí chỉ có một ít khói thuốc cũng có thể gây hại. Những người bỏ thuốc trước tuổi 40 làm giảm 90% nguy cơ chết sớm do những bệnh liên quan đến hút thuốc. Nếu họ bỏ thuốc ở tuổi 45-54 thì có thể giảm 2/3 nguy cơ chết sớm. Vậy việc bỏ thuốc ở những bệnh nhân ung thư liệu có mang lại lợi ích?

Đọc tiếp

Bệnh nhân ung thư và câu hỏi: “TÔI SẼ SỐNG ĐƯỢC BAO LÂU?”

“Tôi sẽ sống được bao lâu?” Đó là câu hỏi mà bệnh nhân và người thân hay hỏi nhất khi được chẩn đoán ung thư. Tuy nhiên, bác sỹ không phải là người có thể tiên đoán trước được tương lai. Lúc này, bác sỹ sẽ phải dựa vào kinh nghiệm của những bệnh nhân đã mắc ung thư trước đó, trong các nghiên cứu, để đưa ra những ước tính trên những con số cụ thể. Những con số này được gọi là tỷ lệ sống thêm. Vậy tỷ lệ sống thêm có những ý nghĩa và những hạn chế gì?

Đọc tiếp

Ung thư và đại dịch COVID-19: Những điểm tương đồng bất ngờ

Ung thư (cancer) và đại dịch COVID-19 đã, đang và sẽ là những gánh nặng sức khỏe, kinh tế, xã hội mà loài người phải đối mặt trong thế kỷ 21. Trong khi cả thế giới đang phải nổ lực hết sức để giảm thiểu tỷ lệ tử vong do đại dịch gây ra, thì ung thư vẫn âm thầm gây ra cái chết của hàng triệu người mỗi năm. Giữa hai vấn đề cùng bắt đầu bằng chữ “C” này có nhiều điểm tương đồng đáng ngạc nhiên.

Đọc tiếp

Khói phẫu thuật và sức khỏe của nhân viên y tế

Mặc dù phòng mổ được xem là môi trường sạch sẽ nhất trong các cơ sở y tế do những yêu cầu vô trùng của phẫu thuật, nhưng khói phẫu thuật có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của những người có mặt trong phòng mổ, bao gồm cả nhân viên y tế và bệnh nhân. Ngoài chứa mùi khó chịu, khói phẫu thuật còn chứa những chất gây ung thư ảnh hưởng đến hàng triệu nhân viên phòng mổ trên toàn thế giới.

Đọc tiếp

Ung thư và tôn giáo/tâm linh: Từ thực tiễn đến cơ sở khoa học

Ung thư đặt ra cho chúng ta những câu hỏi về ý nghĩa của cuộc sống, những điều gì là quan trọng, ý nghĩa đằng sau những đau khổ và đằng sau những gì chúng ta phải chịu đựng. Khi biết mình bị ung thư cũng là lúc chúng ta phải đối mặt với sự thật rằng chúng ta dễ bị tổn thương do bệnh tật, sự sống đối với chúng ta là mong manh, chúng ta rồi sẽ phải chết và thời gian của chúng ta là hữu hạn. Những khi chúng ta có sức khỏe tốt, chúng ta thường không nghĩ đến những điều này. Nhưng căn bệnh nan y buộc chúng ta phải đối mặt với những câu hỏi ấy. Thử thách thực sự đối với chúng ta là làm thế nào chúng ta có thể sử dụng một cách khôn ngoan nhất khoảng thời gian còn lại trong cuộc đời mình. Đó là lý do tại sao ung thư được xem như hồi chuông cảnh tỉnh, không những cho bệnh nhân mà còn cho chính những người xung quanh.

Đọc tiếp

Phẫu thuật bảo tồn cơ thắt trong ung thư trực tràng thấp

Điều trị kinh điển trong ung thư trực tràng thấp là phẫu thuật cắt cụt trực tràng đường bụng - tầng sinh môn (abdominoperineal resection - APR). Hiện nay mặc dù phẫu thuật APR vẫn còn chỗ đứng riêng, nhưng nhiều phương pháp phẫu thuật bảo tồn cơ thắt hậu môn đã được thực hiện nhằm đạt được đồng thời mục tiêu điều trị ung thư và đảm bảo chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Thậm chí với ung thư trực tràng thấp, phẫu thuật bảo tồn cơ thắt ngày càng được thực hiện rộng rãi, nhờ sự kết hợp của hóa xạ trị tiền phẫu. Việc đảm bảo không còn ung thư cho diện cắt trên, diện cắt dưới và diện cắt quanh trực tràng là rất quan trọng.

Đọc tiếp