Các nhà nghiên cứu đã tìm ra nguyên nhân của cơ chế kháng hóa chất có liên quan đến việc sửa chữa DNA trong ung thư vú có đột biến gen BRCA 1 và BRCA2. Nghiên cứu này được đăng trên tạp trí Nature (21/7/2016) bởi Nuzsenzweig và Shyam Sharan, Học viện Ung thư Hoa Kì (NCI), .
Ở tế bào bình thường, Protein BRCA 1 và BRCA 2 là các protein “phát hiện, kiểm tra, đáp ứng” đối với các tổn thương DNA. Hay nói cách khác, chức năng của 2 Protein này là sửa chữa các tổn thương DNA. Ở một số người mang các đột biến gen BRCA 1 hoặc BRCA 2, cơ chế sửa chưa DNA bị khiếm khuyết, làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư buồng trứng… Đột biến gen BRCA 1 và BRCA 2 chiếm khoảng 20-25% những người ung thư vú “di truyền”, và chiếm 5-10% tổng số những người bị ung thư vú nói chung. Các tế bào có đột biến gen BRCA 1 và BRCA 2 nhạy cảm với hóa chất và bị hóa chất tiêu diệt. Tuy nhiên vẫn có những bệnh nhân ung thư vú kháng lại với hóa chất. Một cơ chế kháng thuốc được chứng minh đó là các tế bào ung thư có thể sửa chữa lại DNA đáng nhẽ phải bị phá vỡ bởi hóa chất điều trị.
Phòng thí nghiệm của Nusenzweig đã giành hơn 10 năm để tìm hiểu cơ chế sửa chữa DNA trong tế bào bình thường và tế bào ung thư. Tiến sĩ Nussenzweig phát biểu: “Đó là một cơ chế phức tạp, các tế bào ung thư đã đi đường vòng để có thể sửa chữa DNA chính xác”, “Những hiểu biết sâu về quá trình kháng lại hóa chất điều trị của khối u có đột biến gen BRCA 1/2 đem tới những phương pháp điều trị mới, hướng tới mục tiêu tiêu diệt khối u một cách chọn lọc”
Trong nghiên cứu này các nhà khoa học tìm thấy một cơ chế giúp bảo vệ vững chắc các chạc ba tái bản của các tế bào ung thư có đột biến gen BRCA 1/2, cơ chế này đóng vai trò quan trọng trong việc kháng thuốc. Quá trình tái bản DNA là một quá trình mà tế bào tạo ra 2 phân tử DNA giống hệt nhau từ 1 phân tử DNA ban đầu. Sự sao chép này đóng vai trò quan trọng trong việc phân bào, chạc ba tái bản chính là vị trí trực tiếp thực hiện việc sao chép đó.
Sự di chuyển dọc DNA của chạc ba tái bản có thể bị chặn lại bời sự hiện diện của một vài Protein và các đoạn DNA, được gọi chung là “các chất ngăn chặn chạc ba tái bản” (replication fork barrier). Các chạc ba bị chặn lại được gọi là các “chạc ba đóng băng” (stalled fork). Đi theo các “chạc ba đóng băng” này, BRCA1 và BRCA2 sẽ bảo vệ các đoạn DNA mới vừa được tổng hợp. Nếu không có protein BRCA1 và BRCA2 chạc ba tái bản sẽ mất ổn định cấu trúc, đoạn DNA mới tổng hợp sẽ bị giáng hóa, hệ gen bị mất bền vũng, tăng nhạy cảm với hóa chất.
Các nhà nghiên cứu đã tìm ra các Protein khác, như PTIP, CHD4 và PARP, chúng làm tăng số lượng các enzym phân hủy DNA mới tổn hợp khiến chạc ba tái bản mất bền vũng. Khi không có các protein này, DNA tại chạc ba tái bản sẽ được bảo vệ, điều này góp phần các tế bào ung thư kháng lại hóa chất. Các kết quả nghiên cứu rất có ý nghĩa lâm sàng. Dựa vào sự bộ lộ các protein này trên bệnh nhân ung thư có đột biến gen BRCA 1/2 có thể dự đoán được sự đáp ứng của bệnh nhân với điều trị hóa chất.
Tóm lại, những kết quả nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của “các chất ngăn chặn chạc ba tái bản” (replication fork barriers) với sự mất bền vững hệ gen và sự đáp ứng với hóa chất điều trị trong trường hợp có đột biến BRCA 1/2. Kết quả cũng đưa ra đề xuất dùng các protein này như là một yếu tố tiên lượng khả năng kháng hóa chất của các ung thư có đột biến gen BRCA 1/2.
Nguồn:
- https://www.cancer.gov/news-events/press-releases/2016/new-principle-chemo-resistance-breast-cancer
- Chaudhuri AR…Nussenzweig A. Replication Fork Stability Confers Chemoresistance in BRCA-deficient Cells. Nature. July 21, 2016. DOI: 10.1038/nature18325.