Ung thư và những hiểu nhầm thường gặp

Ung thư là bệnh nguy hiểm nhưng không có nghĩa khi đã mắc là cầm chắc cái chết, bệnh cũng không di truyền và có thể phòng được. 

Dưới đây là những hiểu lầm của nhiều người về bệnh ung thư:

1. Ung thư di truyền được

Bản thân bệnh không có tính di truyền. Nhưng cần hiểu một cách đầy đủ hơn đây là bệnh do tổn thương gene gây ra, có nhiều nguyên nhân khác nhau. Hơn 80 % là do các yếu tố bên ngoài môi trường tác động vào cơ thể. Những tổn thương gene này không di truyền.

Một tỷ lệ nhỏ khoảng dưới 10% là do những tổn thương gene có sẵn trong cơ thể, có thể di truyền. Nhưng không phải sẽ di truyền cho tất cả con của người này. Chỉ khoảng 50% con sẽ nhận di truyền các gene đó. Trong số những người con có gene sinh ung thư này cũng không phải tất cả sẽ bị ung thư. Chỉ một tỷ lệ rất nhỏ sẽ mắc trong cuộc đời của họ.

ung-thu-hiem-hoa

Do đó, cần khẳng định rằng, ung thư không chỉ dựa vào yếu tố di truyền, mà còn phụ thuộc vào các nguyên nhân gây ung thư và sự di căn của các tế bào mắc bệnh.

Đối với các bệnh như ung thư vú, ung thư phổi, ung thư gan, thực quản, cổ tử cung, nguyên nhân chính bắt nguồn từ các yếu tố môi trường và những thói quen không lành mạnh.

Vì vậy, ngay cả khi có quan hệ máu mủ với những người từng mắc bệnh ung thư, bạn vẫn có thể yên tâm tránh xa căn bệnh này bằng nhiều cách như chủ động phòng ngừa, tự chăm sóc bản thân tốt, loại bỏ các thói quen xấu.

2. Bệnh lây qua đường tiếp xúc

Hiện nay nhiều người vẫn nghĩ bệnh ung thư lây. Lý do vì sợ một khi ung thư đã di căn thì khối u đã ăn sang các bộ phận khác, ai tiếp xúc gần sẽ bị lây truyền bệnh. Thậm chí có gia đình có người thân bị ung thư phổi thì sợ bệnh lây qua viêc sử dụng chung dụng cụ sinh hoạt hàng ngày, qua tiếp xúc.

Tuy nhiên, bệnh ung thư hoàn toàn không lây qua đường tiếp xúc, dù là ung thư đường hô hấp. Vì thế, bệnh được xếp vào nhóm các bệnh không lây nhiễm.

virus-hbv

Mặc dù ung thư không lây lan, nhưng một số loại virus mầm bệnh lại có thể truyền nhiễm thông qua nhiều con đường khác nhau.

Những virus gây ung thư có thể lây truyền thường gặp là virus HPV gây ung thư cổ tử cung, virus HBV gây ung thư gan, virus EBV gây ung thư vòm họng…

Sự lây lan của các loại virus có liên quan tới ung thư sẽ làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh nguy hiểm trên.

Do đó, chúng ta cần chủ động cắt đứt con đường truyền nhiễm của virus để tránh bị nhiễm ung thư, đồng thời ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh này.

3. Không có biện pháp phòng ngừa ung thư

Qua nhiều nghiên cứu dịch tễ học, các nhà khoa học đã phát hiện ra chỉ có dưới 10% bệnh ung thư phát sinh do các rối loạn từ bên trong cơ thể (như nội tiết, tổn thương có tính di truyền), những nguyên nhân này thường không thay đổi được.

thoi-quen-phong-ngua-ung-thu

Ngược lại, có đến hơn 80% ung thư phát sinh có liên quan đến yếu tố môi trường sống. Chẳng hạn: lối sống thiếu khoa học, các thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu, chế độ dinh dưỡng không an toàn, hợp lý, quan hệ tình dục không an toàn… Thêm vào đó là một số yếu tố liên quan nghề nghiệp và ô nhiễm môi trường, gọi chung là các yếu tố ngoại sinh, các yếu tố này là có thể thay đổi được.

4. Ung thư không chữa khỏi được

Tại các quốc gia thu nhập thấp, mọi người thường có cái nhìn rất bi quan về ung thư. Theo một cuộc khảo sát thì có tới 48% người dân tại các quốc gia này tin rằng ung thư không thể chữa trị.

Đối với các quốc gia có thu nhập trung bình thì có tới 39% dân số có cái nhìn tương tự như trên. Và tại các nước thu nhập cao quan niệm này cũng lên tới 17%.

Tuy nhiên các nước có nền y tế phát triển, 50% bệnh nhân mắc căn bệnh hiểm nghèo này đã chữa khỏi bệnh nhờ phát hiện sớm bệnh. Ở nước ta, tỷ lệ chữa khỏi thấp bởi có tới 80% người bệnh được phát hiện muộn. Trong khi đó nhiều người lại tin vào cách chữa phản khoa học, lang băm, mê tín dị đoan…, cho đến khi bệnh nặng quá mới tới bệnh viện thì bệnh đã trở nặng.

dieu-tri-giam-nhe-ung-thu-phoi-giai-doan-cuoi

Nhiều người cho rằng “bệnh ung thư đồng nghĩa với án tử hình” nhưng sự thật thì hầu hết bệnh ung thư đều có thể chữa trị được. Ung thư tuy là bệnh nguy hiểm nhưng 1/3 có thể phòng ngừa, 1/3 có thể chữa khỏi (ở giai đoạn đầu) và 1/3 kéo dài cuộc sống (giai đoạn muộn).

Dưới đây là những loại ung thư có tiên lượng tốt nhất.

5. Mắc ung thư thì không được “đụng” dao kéo

Nhiều người tin rằng khi mắc căn bệnh này thì không được mổ vì mổ sẽ càng làm khối u lan nhanh hơn. Các giáo sư đầu ngành về ung thư khẳng định đây là quan niệm sai lầm, phẫu thuật là biện pháp cơ bản giúp chữa trị ung thư khi tình trạng bệnh còn có khả năng mổ được. Khi phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, trường hợp nào phẫu thuật được thì phẫu thuật, không mổ được thì áp dụng phác đồ điều trị là xạ trị, hóa trị hoặc kết hợp hài hòa 3 phương pháp trên. Phẫu thuật hiệu quả nhất khi khối u chưa di căn.

phau-thuat-ung-thu-xuong

Nếu phát hiện ra bệnh ung thư ở giai đoạn đầu, cơ hội chữa khỏi lên tới 80%, ở giai đoạn 2 tỷ lệ sống còn là 60%. Nếu bệnh đã đến giai đoạn 4 thì những can thiệp về mặt y tế chỉ có thể kéo dài sự sống, giảm đau chứ không thể chữa khỏi.

Về Nanashi

Xem thêm

Phối hợp đa mô thức và phẫu thuật TRIANGLE cắt khối tá tụy tiếp cận động mạch theo hai đường trong điều trị bệnh lý ung thư đầu tụy tiến triển

Ung thư tụy là một trong những bệnh lý ung thư ác tính nhất của …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *