Biến chứng của điều trị xạ trị trong ung thư

Xạ trị bệnh ung thư có thể đơn thuần hoặc phối hợp với các phương pháp khác: phẫu thuật, hóa chất và điều trị đích. Tác dụng của xạ trị chủ yếu kiểm soát tại chỗ, tại vùng, khu trú khối u, hạch nguyên phát.

Chỉ định của xạ trị trong ung thư:

  • Xạ trị triệt căn
  • Xạ tri trước mổ
  • Xạ trị sau mổ
  • Xạ trị phối hợp với hoá trị
  • Xạ trị triệu chứng

Điều trị bệnh và xử trí các biến chứng, các tác dụng phụ cần được phối hợp tốt giữa thầy thuốc, gia đình và bệnh nhân mới đạt được kết quả tốt nhất. Quá trình xạ trị có thể gặp một số tác dụng phụ và các biến chứng không mong muốn sau đây:

I.Các biến chứng sớm:

  • Mệt mỏi, chán ăn
  • Phản ứng da và niêm mạc tuỳ thuộc vào vị trí, liều lượng và thời gian xạ trị,
  • Đỏ da, xạm da,
  • Viêm da khô, viêm da ướt
  • Loét da bội nhiễm
  • Rối loạn tiêu hoá
  • Viêm đường tiết niệu, sinh dục
  • Máu và cơ quan tạo máu

II.Các biến chứng muộn:

  • Xơ teo các tổ chức phần mềm vùng xạ trị,
  • Ảnh hưởng thẩm mĩ và sự phát triển của cơ thể bệnh nhi.
  • Xạ trị quá liều có thể gây hoại tử tổ chức.

III.Chăm sóc bệnh nhân xạ trị

10 dấu hiệu ung thư sớm ở nam giới

1.Chăm sóc trước và trong xạ trị

  • Trong quá trình xạ trị: giải thích cho các bệnh nhân trong quá trình xạ trị, cho bệnh nhân xem hình ảnh trước màn hình Camera, để bệnh nhân yên tâm và hợp tác điều trị.
  • Trước xạ trị: Cần phải phối hợp tốt giữa gia đình bệnh nhân, bệnh nhân và nhân viên y tế.
  • Cần phải phân nhóm bệnh nhi theo lứa tuổi: Nhóm > 6 tuổi và ≤ 6 tuổi.

2.Các biến chứng trong quá trình xạ trị và hướng xử trí.

  • Đỏ da, xạm da:

Cần hướng dẫn người nhà bôi các thuốc chống bỏng sớm cho bệnh nhân.

  • Hạ bạch cầu và thiếu máu nặng:

Ngừng xạ trị, nâng cao thể trạng và sử dụng các thuốc nâng bạch cầu, hồng cầu.
Truyền máu khi cần thiết.
Bảo vệ tốt các cơ quan tạo máu.

  • Viêm phổi, bội nhiễm phổi:

Kháng sinh dự phòng, hướng dẫn BN vận động, tập thể dục, vỗ rung lồng ngực.

  • Viêm bàng quang, ruột:

Khi xạ trị vào vùng tiểu khung cần hướng dẫn bệnh nhi uống nhiều nước, tư thế XT đầu thấp, vệ sinh sinh dục tốt.

  • Rối loạn tiêu hoá:

Đánh giá lại độc tính, thải độc, bổ sung men tiêu hoá.

  • Cháy da, loét da:

Ngừng xạ trị, điều trị loét, kháng sinh chống bội nhiễm và Corticoid liều thấp.

  • Xơ hoá tổ chức:

Cần tính toán liều xạ hợp lí, phục hồi chức năng sớm.

3.Bảo vệ các cơ quan trọng yếu

Các cơ quan như: mắt, thanh quản, tuỷ sống, buồng trứng, tinh hoàn, khi bị tổn thương do xạ trị khó hồi phục. Cần chú ý bảo vệ tốt và che chắn tốt.

Về Nguyễn Văn Tài

Xem thêm

“Gray” Zone from ASTRO: Ca lâm sàng ung thư họng miệng di căn | Kỳ 1

Tình huống lâm sàng ung thư a-mi-đan di căn 1 tổn thương xương đơn độc. Giải pháp điều trị nào sẽ tối ưu cho người bệnh?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *