Monthly Archives: Tháng Mười 2021

QUÁ TRÌNH DI CĂN CỦA UNG THƯ

Mặc dù di căn là chìa khóa gây ra sự thất bại của các phương pháp điều trị ung thư và gây tử vong, nhưng những hiểu biết về di căn vẫn còn hạn chế. Di căn là nguyên nhân gây ra cái chết cho trên 90% bệnh nhân ung thư. Cho đến nay, di căn được gắn liền với giai đoạn cuối của ung thư. Tuy nhiên, tại thời điểm chẩn đoán, các tế bào ung thư có thể đã lưu hành trong hệ thống tuần hoàn hoặc đã cư trú ở cơ quan xa. Do đó, điều trị nhắm vào các bước của quá trình di căn là chiến lược điều trị hợp lý nhất, phù hợp với bệnh cảnh lâm sàng phổ biến của ung thư.

Đọc tiếp

CƠ CHẾ DI CĂN CỦA UNG THƯ

Quá trình di căn vẫn là một bí ẩn, bất chấp những nỗ lực của chúng ta để làm sáng tỏ sự phức tạp của nó. Nhiều giả thuyết đã được đưa ra để giải thích quá trình này. Tuy nhiên, không có giả thuyết nào có thể giải thích hoàn toàn các trường hợp lâm sàng của quá trình di căn. Các giả thuyết khác nhau về di căn cũng không nhất thiết loại trừ lẫn nhau. Những hiểu biết rõ hơn về di căn sẽ là thực sự cần thiết để giảm tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư.

Đọc tiếp

Helicobacter pylori: Là bạn hay là kẻ thù của loài người?

Lần đầu tiên được tìm thấy năm 1982 bởi hai bác sỹ người Úc tên là Barry Marshall và Robin Warren, Helicobacter pylori, viết tắt là HP, được biết đến là loại vi khuẩn có liên quan đến những bệnh lành tính và ác tính của hệ thống tiêu hóa. Vi khuẩn HP có thể gây ra viêm dạ dày, ung thư không tâm vị và MALT lymphoma dạ dày. Trong khi đó, HP có thể làm giảm ung thư thực quản, ung thư tâm vị, đồng thời giảm tiêu chảy và hen xuyển. Tuy nhiên, chỉ những chủng HP có CagA dương tính mới có liên quan đến những ung thư trên.

Đọc tiếp

Bệnh nhân ung thư có cần bỏ thuốc lá?

Khói thuốc lá và thuốc lào chứa nhiều loại hóa chất độc hại cho cả người hút thuốc và người không hút thuốc. Thậm chí, trong không khí chỉ có một ít khói thuốc cũng có thể gây hại. Những người bỏ thuốc trước tuổi 40 làm giảm 90% nguy cơ chết sớm do những bệnh liên quan đến hút thuốc. Nếu họ bỏ thuốc ở tuổi 45-54 thì có thể giảm 2/3 nguy cơ chết sớm. Vậy việc bỏ thuốc ở những bệnh nhân ung thư liệu có mang lại lợi ích?

Đọc tiếp

Bệnh nhân ung thư và câu hỏi: “TÔI SẼ SỐNG ĐƯỢC BAO LÂU?”

“Tôi sẽ sống được bao lâu?” Đó là câu hỏi mà bệnh nhân và người thân hay hỏi nhất khi được chẩn đoán ung thư. Tuy nhiên, bác sỹ không phải là người có thể tiên đoán trước được tương lai. Lúc này, bác sỹ sẽ phải dựa vào kinh nghiệm của những bệnh nhân đã mắc ung thư trước đó, trong các nghiên cứu, để đưa ra những ước tính trên những con số cụ thể. Những con số này được gọi là tỷ lệ sống thêm. Vậy tỷ lệ sống thêm có những ý nghĩa và những hạn chế gì?

Đọc tiếp