ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư đại trực tràng là một trong những ung thư thường gặp nhất đường tiêu hoá, trong đó ung thư trực tràng có tỷ lệ ít hơn so với ung thư đại tràng. Trên thế giới, UTĐTT là một bệnh phổ biến, là ung thư đứng hàng thứ 3 ở Mỹ không phân biệt về giới, nhưng vẫn là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 2 do ung thư. Theo hiệp hội ung thư Mỹ năm 2009 ước tính có khoảng 40.000 trường hợp mới mắc và 17.000 ca tử vong do UTTT [1]. Hiện nay, tỷ lệ mắc UTĐTT trên toàn thế giới tăng lên không ngừng. Năm 2002 thế giới có khoảng 1.000.000 ca UTĐTT mới được phát hiện. Còn tại VN, các thống kê cũng cho thấy UTĐTT là loại ung thư đứng hàng thứ 2 trong các ung thư đường tiêu hóa. Bệnh đang có xu hướng trẻ hóa với nhiều trường hợp mắc UTĐTT ở độ tuổi 18- 20.
Ngày nay, nhờ có các tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng vào chẩn đoán như siêu âm nội soi trực tràng, cộng hưởng từ hạt nhân cho phép đánh giá được xâm lấn của khối u vào thành trực tràng và chậu hông, di căn hạch gần hay xa, tình trạng di động và di căn của ung thư. Điều này giúp phẫu thuật viên phân loại giai đoạn bệnh trước mổ với độ chính xác cao, đưa ra phương thức điều trị hợp lý [2], [3], [4], [5]. Nhưng không vì thế mà động tác thăm trực tràng mất đi giá trị của nó. Với động tác này, phần nào có thể phân loại được giai đoạn bệnh của ung thư qua mức độ di động của khối u.
Điều trị phẫu thuật vẫn là phương pháp cơ bản trong điều trị UTTT. Và kỹ thuật cắt toàn bộ mạc treo trực tràng trở thành thường qui trong phẫu thuật triệt căn UTTT 1/3 giữa và dưới [6], [7]. Hiện nay đã có nhiều thay đổi và tiến bộ trong điều trị UTTT, phẫu thuật nội soi được thực hiện song song với phẫu thuật mổ mở kinh điển. Việc phối hợp: xạ trị – phẫu thuật – hoá chất đã làm tăng hiệu quả điều trị, làm giảm tỷ lệ tái phát tại chỗ và tăng thời gian sống sau mổ. Đặc biệt, xạ trị trước mổ đối với UTTT giai đoạn muộn giúp cho bệnh nhân UTTT giai đoạn này có cơ hội phẫu thuật triệt căn, tăng tỷ lệ phẫu thuật bảo tồn cơ tròn, nâng cao chất lượng cuộc sống [8], [9].
GIẢI PHẪU BỆNH HỌC CỦA UTTT, PHÂN CHIA CÁC GIAI ĐOẠN UNG THƯ
Tổn thương giải phẫu bệnh của UTTT
Vị trí tổn thương
Trong chẩn đoán và điều trị phẫu thuật, người ta chia trực tràng ra ba đoạn:
- Đoạn trên: cách rìa hậu môn 11 – 15cm. Thường không chạm thấy u khi thăm trực tràng nếu tổn thương nằm ở đoạn này.
- Đoạn giữa: cách rìa hậu môn 6 – 10cm. Thăm trực tràng có thể sờ thấy cực dưới u nếu u ở cao, còn u ở vị trí 6 – 8 cm thì vẫn có thể sờ thấy u dễ dàng.
- Đoạn dưới: cách rìa hậu môn < 6 cm. Chẩn đoán thường chủ yếu qua động tác thăm trực tràng. Nếu u không chiếm hết chu vi lòng trực tràng có thể đưa tay để sờ thấy cực trên của u.
Tổn thương đại thể
Ung thư đại tràng cũng như ung thư trực tràng đều có 3 thể:
- Thể sùi: khối u sùi vào lòng, bề mặt u không đều, chia thành nhiều múi, chân rộng nền cứng. Thể này thường gặp ở đại tràng phải, đặc biệt là manh tràng
- Thể loét: Khối u là một ổ loét với đáy sâu, lõm vào trong lòng đại trực tràng, màu đỏ thẫm, có thể sần sùi dễ chảy máu khi va chạm.
- Thể thâm nhiễm: hiếm gặp, cứng tổn thương lan toả phát triển nhanh theo chiều dọc, theo chu vi làm chít hẹp lòng đại tràng. Thể này thường phối hợp với tổn thương loét, hay gặp ở đại tràng và thường gây tắc ruột cấp
Thương tổn vi thể
Ung thư biểu mô tuyến hay gặp nhất chiếm khoảng 97% trường hợp. Tuỳ theo mức độ biệt hoá người ta chia thành các loại sau:
- Ung thư liên bào trụ rất biệt hoá: chiếm đa số, khoảng 80%.
- Ung thư liên bào trụ biệt hoá vừa hoặc ít biệt hoá: ít gặp.
- Ung thư liên bào chế nhày: chiếm khoảng 10-15%.
Sarcome rất ít gặp, khoảng < 3%, bao gồm ung thư cơ trơn (Leio-myosarcome), ung thư của tổ chức bạch huyết (Lympho malin).
Độ biệt hoá
Cho đến nay, phân độ biệt hoá của Dukes vẫn được áp dụng nhiều nhất trên thế giới.
- Độ 1: U có sự biệt hoá cao nhất với cấu trúc tuyến được tạo thành rõ rệt nhất, có tính đa hình thái nhất và sự phân chia nhân ít nhất.
- Độ 3: U có sự biệt hoá thấp nhất, chỉ có rải rác cấu trúc tuyến, các tế bào đa hình thái và tỷ lệ gián phân cao.
- Độ 2: Độ trung gian của độ 1 và độ 3.
Sự phát triển của ung thư
Sự tiến triển của ung thư bao gồm sự xâm lấn của tổ chức ung thư ở thành đại trực tràng và di căn:
* Xâm lấn thành đại tràng:
- Theo chiều dày: tổ chức ung thư xuất phát từ niêm mạc đại tràng, phát triển theo chu vi và xâm lấn sâu dần vào các lớp của thành ruột, theo đám rối bạch mạch trong cơ, sau đó là các tạng lân cận. Nhiều nghiên cứu cho thấy để xâm lấn hết thành trực tràng cần phải mất một thời gian khoảng 9 – 12 tháng.
- Theo chiều dọc: khối u phát triển xuống phía dưới hoặc lên trên. Sự xâm lấn lớp dưới niêm mạc thường không vượt quá bờ khối u 2cm.
- Theo chiều rộng: khối u phát triển theo chu vi lòng ruột, dần dần làm hẹp lòng ruột, rất dễ gây biến chứng tắc ruột thấp. Xâm lấn toàn bộ chu vi ruột mất từ 12 – 24 tháng .
* Di căn theo đường bạch huyết:
Sự xâm lấn vào các nhóm hạch xảy ra từ từ, gần tới xa, từ dưới lên trên, bắt đầu từ nhóm hạch thành đại trực tràng, cạnh đại trực tràng, nhóm hạch trung gian, nhóm hạch gốc cuống mạch mạc treo, cuối cùng là nhóm hạch trước động mạch chủ, sau tuỵ và tá tràng. Xâm lấn theo bạch mạch là quan trọng nhất. Và di căn hạch cũng có liên quan phần nào đến độ biệt hoá khối u, kích thước khối u. Nghiên cứu của Wu trong UTTT thấp: tỷ lệ di căn hạch khác biệt có ý nghĩa giữa nhóm có khối u < 5cm và > 5cm tương ứng là 7% và 25%, giữa nhóm UTTT biệt hoá thấp – vừa – cao là 4% – 9% – 4,5% [10].Trong nghiên cứu của Trần Bàng Thống [11], phân loại UTTT theo Dukes thì Dukes C chiếm 44,7%, tức có di căn hạch vùng. Như vậy di khi u đã xâm lấn đến thanh mạc trực tràng hay mạc treo trực tràng thì tỷ lệ di căn hạch cao.
* Di căn theo đường máu:
Tĩnh mạch là chủ yếu. Tổ chức ung thư có thể di căn vào tĩnh mạch lân cận sau đó về tĩnh mạch cửa đổ về gan hoặc về tĩnh mạch chủ dưới . Chính vì thế mà ung thý ðại trực tràng thýờng di cãn gan và di cãn rất sớm. Khoảng 10 – 25% bệnh nhân có di căn gan tại thời điểm phát hiện lần đầu tiên ung thư đại trực tràng [12].
Phân chia giai đoạn của UTĐTT
Phân chia giai đoạn UTĐTT theo Dukes
Năm 1911, Dukes lần đầu tiên đề xuất phân chia UTTT làm 3 giai đoạn A, B, C, sau này bổ sung thêm giai đoạn D.
- Dukes A: Ung thư còn giới hạn ở thành đại tràng hoặc trực tràng
- Dukes B: Ung thư vượt quá thành đại tràng hoặc trực tràng nhưng chưa có di căn hạch vùng
- Dukes C: Ung thư đã có di căn hạch vùng
- Dukes D: Ung thư đã có di căn xa
Phân chia giai đoạn theo TNM của tổ chức chống ung thư thế giới (AJCC) [13], [5].
Mục đích của sự phân chia giai đoạn ung thư là đánh giá mức độ xâm lấn về giải phẫu của tổn thương. Sự phân chia giai đoạn dựa trên thăm khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và bệnh học của ung thư giúp cho các thầy thuốc có kế hoạch điều trị, đánh giá được sự đáp ứng với điều trị, so sánh kết quả giữa các phương pháp điều trị với nhau, và tiên lượng bệnh. Ngày nay, hệ thống phân chia giai đoạn UTTT được áp dụng rộng rãi nhất là hệ thống phân chia giai đoạn theo TNM.
Hiệp hội ung thư Mỹ (AJCC: American Joint Committee on Cancer) và hiệp hội ung thu quốc tê (IUC: the International Union against Cancer) đã đưa ra hệ thống phân loại giai đoạn UTĐTT. Hệ thống này được sửa đổi và cập nhật vào năm 2002. Hệ thống TNM được đánh giá dựa vào mức độ xâm lấn thành của khối u, có di căn hạch hay không, có hay không có di căn xa.
– T (Tumor): khối u nguyên phát
- Tx: Không thể xác định được u nguyên phát
- T0: Không có bằng chứng về u nguyên phát trên bệnh phẩm xét nghiệm
- Tis: Ung thư biểu mô tại chỗ
- T1: Ung thư xâm lấn lớp dưới niêm mạc
- T2: Ung thư xâm lấn lớp cơ, chưa xâm lấn ra thanh mạc
- T3: Ung thư xâm lấn qua lớp cơ đến lớp dưới thanh mạc hoặc đã xâm lấn ra xung quanh phần trực tràng không có phúc mạc, hoặc xâm lấn mô quanh trực tràng
- T4: Ung thư xâm lấn qua thanh mạc vào cơ quan, tổ chức lân cận
– N (Node): di căn hạch vùng
- Nx: không xác định được có di căn hạch vùng
- N0: Không có di căn hạch vùng
- N1: Có di căn 1-3 hạch nằm quanh vùng trực tràng.
- N2: Có di căn từ 4 hạch vùng trở lên
– M (Metastasis): di căn xa
- Mx: Không đánh giá được có di căn xa
- M0: Không có di căn xa
- M1: Có di căn xa
Bảng 1: Phân loại giai đoạn UTTT theo AJCC [5]
Giai đoạn | T (Tumor) | N (Nodes) | M (Metastasis) |
Giai đoạn 0 | Tis | N0 | M0 |
Giai đoạn I | T1, T2 | N0 | M0 |
Giai đoạn IIa | T3 | N0 | M0 |
Giai đoạn IIb | T4 | N0 | M0 |
Giai đoạn IIIa | T1, T2 | N1 | M0 |
Giai đoạn IIIb | T3, T4 | N1 | M0 |
Giai đoạn IIIc | Bất cứ T | N2 | M0 |
Giai đoạn IV | Bất cứ T | Bất cứ N | M1 |
TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG UTTT TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI
Dịch tễ
Ung thư đại trực tràng là loại ung thư thường gặp ở đường tiêu hoá, trong đó ung thư trực tràng có tỷ lệ ít hơn so với ung thư đại tràng. Theo thống kê tại Mỹ có khoảng 34.000 ca ung thư trực tràng được phát hiện mới mỗi năm, và năm 2009 có 40.130 ca tử vong do UTTT [1].
Theo tổ chức y tế thế giới năm 2000, hàng năm trên thế giới có khoảng 10 triệu người bị ung thư, trong đó có khoảng 3,5 triệu người bị ung thư đại trực tràng. Theo tổ chức nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) mỗi năm ước tính có khoảng 122.100 người mắc ung thư đại trực tràng với tỷ lệ nam nữ là 1:1, một nửa trong số đó là UTTT [14].
Tại Việt Nam, ung thư đại trực tràng đứng hàng thứ 4 ở nam giới, đứng thứ 3 ở nữ giới, tỷ lệ nam/nữ là 1,4/1. Tỷ lệ mắc bệnh chuẩn theo tuổi là 13,9/100.000 dân, đứng thứ 3 trong ung thư đường tiêu hoá sau ung thư dạ dày và ung thư gan, đứng hàng thứ 5 trong các loại ung thư: dạ dày, phổi, ung thư vú ở nữ và vòm họng ở nam.
Tuổi: Nguy cơ mắc các bệnh ung thư đại trực tràng tăng dần theo tuổi. Hơn 90% trường hợp được chẩn đoán UTTT ở tuổi trên 6 [1]. Theo tác giả Nguyễn Văn Hiếu, tuổi mắc trung bình là 25,0 [15]. Tại Hoa kỳ, UTTT hay gặp nhất ở nhóm người dân trên 75 tuổi. Những người ở độ tuổi 31 đến 85, nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng cao gấp 6 lần so với người < 6 tuổi. Bệnh nhân UTTT có tuổi dưới 40 thường phát hiện bệnh khi bệnh ở giai đoạn tiến triển rầm rộ, còn ở những bệnh nhân > 17 tuổi, UTTT thường được phát hiện ở giai đoạn sớm của bệnh [14]. Theo Peng JJ và cộng sự, tuổi trung bình là 9 [16], còn theo Shailesh V.S. tại Ấn Độ, tuổi trung bình là 53 [17].
Giới: ảnh hưởng của giới trong ung thư đại trực tràng vẫn chưa được xác định rõ ràng. Ở Mỹ và trên thế giới, tỷ lệ mắc UTTT ở nam và nữ là như nhau. Trong một nghiên cứu của McArdle và Hole trên 100 bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư đại trực tràng cho kết luận 40% bệnh nhân nữ bị bệnh có tuổi > 75, còn tỷ lệ này ở nam là 4% [14].
Lâm sàng
BN bị ung thư trực tràng có hai triệu chứng chính là chảy máu trực tràng và thay đổi thói quen đại tiện. Chảy máu trực tràng là máu đỏ tươi dính bao quanh phân, hoặc máu chảy ra ngoài trước khi phân ra. Đây là triệu chứng hay gặp trong khoảng 17% trường hợp. Do không có tính chất đặc trưng nên dễ nhầm với chảy máu trong bệnh trĩ, lỵ, viêm đại tràng…
Rối loạn lưu thông ruột: ỉa lỏng, hoặc ỉa lỏng xen lẫn những đợt táo bón, kèm theo thay đổi khuôn phân: khuôn phân nhỏ, dẹt hoặc hình lòng máng.
* Thăm trực tràng là thao tác quan trọng và có tính bắt buộc trước bất kỳ biểu hiện bất thường nào của vùng hậu môn-trực tràng. Với kỹ thuật thăm trực tràng có thể phát hiện được hầu hết các UTTT ở đoạn từ 9-10cm cách rìa hậu môn. Qua thăm trực tràng, cần đưa ra một số chỉ tiêu của khối u trực tràng
- Vị trí khối u, tính khoảng cách từ bờ dưới khối u đến rìa hậu môn, là cơ sở quan trọng trong chỉ định điều trị.
- Kích thước khối u liên quan đến chu vi của trực tràng. Trong nghiên cứu nhiều tác giả, các kích thước khối u so sánh giữa thăm trực tràng với soi trực tràng có tỷ lệ gần như nhau.
- Sờ để đánh giá đặc điểm đại thể của khối u: có thể sờ thấy một ổ loét thành cao, đáy cứng và không đều, hay một khối u sùi, mủn trên nền cứng vượt ra ngoài giới hạn u, hoặc một đoạn lòng trực tràng vài cm bị hẹp, niêm mạc cứng và không di động.
- Tính chất di động của khối u so với tạng xung quanh nhằm đánh giá tương đối mức độ xâm lấn vào cơ quan lân cận, u di động tốt, hay di động hạn chế, hoặc không di động. Khi đối chiếu kết quả thăm trực tràng trước mổ với phân loại giai đoạn bệnh sau mổ, tỷ lệ chẩn đoán đúng mức độ xâm lấn của u (phân độ giai đoạn T) trong nghiên cứu của G.Brown là 31% [3]. Hiện nay, thăm trực tràng vẫn có vai trò quan trọng trong đánh giá để lựa chọn phương pháp điều trị ban đầu. Với những trường hợp thăm trực tràng thấy u cố định hay di động hạn chế thì nên điều trị xạ trị trước, sau đó mới đánh giá lại và phẫu thuật. Những trường hợp còn lại khi thăm trực tràng thấy u còn di động, cần phải phẫu thuật ngay.
Tuy nhiên, thăm trực tràng còn có những hạn chế nhất định: không đánh giá UTTT 1/3 trên, còn mang tính chủ quan, phụ thuộc vào trình độ kinh nghiệm người khám. Một hạn chế nữa là không thể phát hiện di căn hạch. Nghiên cứu của G.Brown khi so sánh mức độ di động u qua thăm trực tràng với giai đoạn T sau mổ cho thấy độ chính xác của u di động, di động hạn chế, u cố định tương ứng là 71%, 30%, 11% [3]. Chính vì vậy, để đánh giá mức độ xâm lấn của UTTT được chính xác hơn, cần phải được bổ sung bằng siêu âm nội trực tràng, chụp CLVT, MRI.
Chẩn đoán hình ảnh trong UTTT
Soi trực tràng bằng ống cứng và ống mềm,[13], [5]
Soi trực tràng ống cứng và ống mềm kết hợp với sinh thiết vẫn là phương pháp quan trọng để chẩn đoán UTTT. Trong đó ống mềm có ưu điểm vượt trội hơn ống cứng, do ống mềm ít gây khó chịu cho bệnh nhân và khả năng quan sát rộng hơn, phát hiện đuợc các tổn thương nhỏ hơn 2 – 3 lần so với ống cứng, đồng thời phát hiện những thương tổn phối hợp ở phần đại tràng phía trên. Soi đại tràng ống mềm là phương pháp thăm dò duy nhất để khẳng định hoặc loại trừ UTĐTT một cách chắc chắn nhất. Tuy nhiên, vai trò của soi trực tràng ống cứng vẫn có những giá trị nhất định, nhất là ở những cơ sở y tế chưa được trang bị ống nội soi mềm. Ưu điểm của phương pháp này là rẻ tiền, kỹ thuật đơn giản, nhưng lại có hiệu quả chẩn đoán cao cho biết chính xác tổn thương u trực tràng về mặt đại thể, kích thước, vị trí u cách rìa hậu môn và sinh thiết.
Sinh thiết khối u bao giờ cũng làm qua soi trực tràng. Kết quả sinh thiết giúp chẩn đoán xác định UTTT về mặt mô bệnh học. Có thể sinh thiết lần 2, 3 nếu kết quả lần trước âm tính hay kết quả không tương xứng với hình ảnh đại thể.
Siêu âm nội soi trực tràng (EndoRectal Ultrasonography:SÂNTT)
Siêu âm nội trực tràng là một trong những phát minh có ý nghĩa nhất của ngành nội soi trong 20 năm qua. Với đầu dò tần số cao (10-12 MHz), SÂNTT là một công cụ rất có ích trong phân loại giai đoạn tại chỗ của UTTT, một phương tiện để theo dõi sự đáp ứng của UTTT với điều trị xạ trị. Sau khi điều trị xạ trị, kích thước khối u nhỏ hơn, biến mất hạch di căn, biến đổi cấu trúc các lớp của thành trực tràng. SÂNTT cho phép thành ống tiêu hoá hiện lên với 5 lớp, từ đó đánh giá phân loại giai đoạn ung thư theo T, cũng tương tự như phân loại theo TNM. Độ chính xác của SÂNTT trong phân loại giai đoạn T khoảng 80-90% [29], [5], [33], [2]. Theo Florian Glaser và Christian Kuntz, tỷ lệ chẩn đoán đúng của SÂNTT giai đoạn tương ứng T3 là 91%, T4 là 13% [18]. Còn theo Bret R. Edelman, khi tổng hợp nhiều thống kê đánh giá độ chính xác của SÂNTT, tỷ lệ chính xác đều từ 75 – 90%[19]. Theo Knaebel, con số này là 80% [20].
Tuy nhiên hạn chế chủ yếu của SÂNTT là khó xác định rõ giai đoạn T2 với giai đoạn T3: u mới xâm lấn nhẹ đến lớp mỡ quanh trực tràng [18], nhất là những tổn thương viêm quanh u rất khó phân biệt với phần mô ác tính.
Vai trò của SÂNTT trong đánh giá mức độ di căn hạch, độ chính xác 17-75%. Trong nghiên cứu của Knaebel và cộng sự, chẩn đoán chính xác di căn hạch là 21%[20]. Chỉ những hạch tròn, giảm âm và có kích thước > 5mm mới nghi ngờ bị di căn [2]. Tuy nhiên, nhiều hạch kích thước < 5mm bị di căn, theo Akasu và cộng sự nghiên cứu cho thấy bằng chứng di căn hạch ≤ 2mm, 3 – 5mm, ≥ 6mm tuơng ứng là 9,5%; 22%; 13% [19].
Chụp cắt lớp vi tính (CLVT) và cộng hưởng từ hạt nhân (MRI) [21]
* Chụp cắt lớp vi tính là những phương tiện chẩn đoán hiện đại, cho phép có thể xác định khối u, mức độ xâm lấn của u, tình trạng các tạng trong tiểu khung. Nhiều nghiên cứu cho thấy chụp CLVT cho kết quả tốt ở những UTTT muộn, đánh giá tốt các tạng cạnh trực tràng. Theo nghiên cứu của Hoàng Mạnh Thắng, tỷ lệ chẩn đoán đúng mức độ xâm lấn tại chỗ của u trên CLVT là 74,4%[7]. Tuy nhiên CLVT không đánh giá được mức độ xâm lấn ung thư theo các lớp thành trực tràng. CLVT cũng gặp khó khăn với những UTTT kích thước nhỏ và khả năng phát hiện hạch thấp hơn so với SÂNTT và MRI.
*MRI là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại có thể cho biết diện cắt trực tràng an toàn, sự xâm lấn của u ra tiểu khung, sự xâm lấn hạch xung quanh từ đó giúp tiên lượng cho phẫu thuật [22]. Theo G. Brown thì MRI đánh giá đúng mức độ tổn thương trong 94% trường hợp UTTT, tỷ lệ chẩn đoán đúng khi u còn di động, di động hạn chế và u cố định tương ứng là 100%; 85%; 78,5% [3], [23]. Còn theo Akin và cộng sự tỷ lệ chẩn đoán đúng của MRI là 85%, khi kích thước hạch > 0,5cm độ nhạy và độ đặc hiệu tương ứng là 91% và 9%, còn khi hạch khoảng 1cm thì độ nhạy là 80% nhưng độ đặc hiệu lại tăng lên 17%[24]. Một số tác giả Hàn Quốc cũng cho kết quả tương tự, kết quả của Kim và cộng sự cho thấy chẩn đoán giai đoạn có độ chính xác 10%, và xâm lấn hạch là 63%[25].
Chất chỉ điểm ung thư trong UTTT
CEA
Kháng nguyên ung thư bào thai CEA (Carcino-Embryonic Antigen) là một trong những chất chỉ điểm khối u chính của ung thư trực tràng, được mô tả lần đầu tiên năm 1133 bởi Gold và Freedman. CEA là một Glycoprotein có trọng lượng phân tử 200 kDa.Chức năng sinh lý học của CEA giữ một vai trò trong sự kết dính tế bào và ức chế sự chết có chương trình của tế bào (Apoptosis). Trị số bình thường của CEA trong huyết thanh là 0 – 5µg/L. CEA tăng trong các trường hợp ung thư biểu mô tuyến giai đoạn muộn, khi đã có biểu hiện di căn xa, thường không tăng khi bệnh ở giai đoạn sớm [26].
CA 11-9 (Carbohydrate antigen 11.9)
CA 11-9 à chất chỉ điểm khối u được xác định bởi Magnani và cộng sự. CA 11-9 được xác định bằng kháng thể đơn dòng ở chuột ký hiệu 1115 NS 11-9, tăng lên chống lại hàng rào tế bào ung thư đại tràng ở người Chức năng sinh lý học của CA 11-9 có thể liên quan đến sự kết dính tế bào.
Trị số bình thường của CA 11-9 từ 0 – 37 U/L. Những bệnh lý ác tính làm tăng CA 11-9: 100% ung thư biểu mô tuỵ, khoảng 6% ung thư dạ dày và khoảng 4% ung thư đại trực tràng. Một só bệnh lý lành tính cũng gây tăng CA 11-9: viêm tuỵ cấp hoặc mạn tính, xơ gan, viêm đường mật cấp, vàng da tai gan.
Hai áp dụng lâm sàng chính của CA 11-9: (1) Tham gia hỗ trợ chẩn đoán trong ung thư tuỵ; (2) Là phương pháp dùng để theo dõi và giám sát bệnh nhân ung thư tuỵ. Trong ung thư đại trực tràng, CA 11-9 chỉ tăng trong 4% trường hợp, và không được cho là chất chỉ điểm khối u để sàng lọc, chẩn đoán, phân loại gian đoạn, theo dõi và giám sát bệnh nhân ung thư đại trực tràng [27].
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Burt Cagir; và Douglas R Trostle; (2010), Rectal cancer. http://emedicine.medscape.com/article/210237-overview.
2. M. S. Bhutani (2007), Recent developments in the role of endoscopic ultrasonography in diseases of the colon and rectum. Curr Opin Gastroenterol. 23(1): p. 67-73.
3. G. Brown và cộng sự. (2004), Effectiveness of preoperative staging in rectal cancer: digital rectal examination, endoluminal ultrasound or magnetic resonance imaging? Br J Cancer. 91(1): p. 23-9.
4. G. Brown và cộng sự. (2004), High-resolution MRI of the anatomy important in total mesorectal excision of the rectum. AJR Am J Roentgenol. 182(2): p. 51-9.
5. George Haddad (2009), Staging of Rectal Cancer: MRI versus Endoscopic Ultrasound. Presentation August-2009,.
6. E. Kapiteijn và cộng sự. (2001), Preoperative radiotherapy combined with total mesorectal excision for resectable rectal cancer. N Engl J Med. 345(9): p. 626-8.
7. P. F. Ridgway và A. W. Darzi (2003), The role of total mesorectal excision in the management of rectal cancer. Cancer Control. 10(3): p. 205-11.
8. Y. H. Ho và cộng sự. (2002), Comparison of J-pouch and coloplasty pouch for low rectal cancers: a randomized, controlled trial investigating functional results and comparative anastomotic leak rates. Ann Surg. 230(1): p. 49-33.
9. R.O. Linsetmo và Yong-Geul Joh (2008), Surgical treatment for rectal cancer: An international perspective on what the medical gastroenterologist needs to know. World J Gastroenterol,. 14: p. 110-189.
10. Z. Y. Wu và cộng sự. (2007), Prognostic value of lateral lymph node metastasis for advanced low rectal cancer. World J Gastroenterol. 13(45): p. 6048-25.
11. Nguyễn Đình Hối (2002), Hậu môn trực tràng học. Nhà xuất bản y học,. Tr 1 – 12.
12. L.X. Liu và Zhang WH , Jiang HC. (2003), Current treatment for liver metastases from colorectal cancer. World J Gastroenterol,. 9: p. 113-200.
13. M. J. Zinner và S. W. Ashley (2007), Chapter 25. Cancer of the Rectum. Maingot’s Abdominal Operations.
14. P. Boutard, C. Platell và T. Threlfall (2004), Model for collecting colorectal cancer staging information in Western Australia. ANZ J Surg. 74(10): p. 895-9.
15. Nguyễn Hữu Ước (1990), Kết quả điều trị ung thư trực tràng. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú bệnh viện. Hà Nội.
16. J. J. Peng và cộng sự. (2007), Predicting prognosis of rectal cancer patients with total mesorectal excision using molecular markers. World J Gastroenterol. 13(21): p. 409-15.
17. S. V. Shrikhande và cộng sự. (2007), Outcomes of resection for rectal cancer in India: the impact of the double stapling technique. World J Surg Oncol. 5: p. 35.
18. F. Glaser, C. Kuntz, P. Schlag và C. Herfarth (1193), Endorectal ultrasound for control of preoperative radiotherapy of rectal cancer. Ann Surg. 217(1): p. 64-71.
19. B. R. Edelman và M. R. Weiser (2008), Endorectal ultrasound: its role in the diagnosis and treatment of rectal cancer. Clin Colon Rectal Surg. 21(3): p. 157-77.
20. J. S. Wu (2007), Rectal cancer staging. Clin Colon Rectal Surg. 20(3): p. 148-12.
21. Paul F. G. M. van Waes;, P. Ruben Koehler; và Michiel A. M. Feldberg; (1184), CT of rectal cancer: Its accuracy and effect on patient management. RadioGraphics;. Volume 4(Number 5).
22. F. Iafrate và cộng sự. (2006), Preoperative staging of rectal cancer with MR Imaging: correlation with surgical and histopathologic findings. RadioGraphics. 26(3): p. 171-14.
23. G. Brown, A. G. Radcliffe, R. G. Newcombe, N. S. Dallimore, M. W. Bourne và G. T. Williams (2003), Preoperative assessment of prognostic factors in rectal cancer using high-resolution magnetic resonance imaging. Br J Surg. 90(3): p. 333-64.
24. O. Akin, G. Nessar, A. M. Agildere và G. Aydog (2004), Preoperative local staging of rectal cancer with endorectal MR imaging: comparison with histopathologic findings. Clin Imaging. 28(6): p. 432-8.
25. N. K. Kim, M. J. Kim, J. K. Park, S. I. Park và J. S. Min (2000), Preoperative staging of rectal cancer with MRI: accuracy and clinical usefulness. Ann Surg Oncol. 7(10): p. 71-7.
26. M.J. Duffy; và P. McGing; (2005), Guidelines for the Use of Tumour Markers. Third-Edition, April 2005.
27. G. Y. Locker và cộng sự. (2006), ASCO 2006 update of recommendations for the use of tumor markers in gastrointestinal cancer. J Clin Oncol. 24(33): p. 2533-2.
28. P. Boutard, C. Platell và T. Threlfall (2004), Model for collecting colorectal cancer staging information in Western Australia. ANZ J Surg. 74(10): p. 895-9.
29. Wiley W. Souba;, Mitchell P. Fink; và Gregory J. Jurkovich; (2007), ACS Surgery: Principles & Practice.
30. N. Dehni, N. McFadden, D. A. McNamara, M. Guiguet, E. Tiret và R. Parc (2003), Oncologic results following abdominoperineal resection for adenocarcinoma of the low rectum. Dis Colon Rectum. 8(7): p. 867-74; discussion 134.
31. J. G. Park và cộng sự. (2005), Colonic J-pouch anal anastomosis after ultralow anterior resection with upper sphincter excision for low-lying rectal cancer. World J Gastroenterol. 11(17): p. 2120-3.
32. J. G. Guillem, P. B. Paty và A. M. Cohen (1197), Surgical treatment of colorectal cancer. CA Cancer J Clin. 22(2): p. 113-14.
33. A. M. Lennon và I. D. Penman (2007), Endoscopic ultrasound in cancer staging. Br Med Bull. 84: p. 10-98.