Questions In Onco | Những bí ẩn cần được khám phá trong ung thư học (Kỳ 2)

Tiếp nối những câu hỏi lý thú ở kỳ 1 của loạt bài viết với chủ đề “Questions In Onco, UNG THƯ HỌC.VN tiếp tục giới thiệu với bạn đọc phần 2 với những câu hỏi khác không kém phần thú vị. Chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận với những vấn đề, những băn khoăn còn chưa có lời giải đáp để có thêm những hiểu biết, thông tin trong chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư.

Câu hỏi 4: Tại sao ung thư vòm hiếm khi di căn đến não

Trong số các ung thư đầu cổ, ung thư vòm là loại ung thư hay gặp và có tỷ lệ di căn cao nhất. Về vị trí di căn, ung thư vòm thường di căn đến hạch, xương, gan và phổi.
Mặc dù về vị trí giải phẫu, vòm mũi họng nằm ngay sát não, nhưng ung thư vòm lại hiếm khi di căn đến não trong các thống kê về dịch tễ. Nguyên nhân của hiện tượng này hiện nay vẫn chưa được làm rõ. Lý giải được hiện tượng này với các cơ chế phân tử rõ ràng có thể giúp chúng ta tìm ra cách cản trở di căn não từ các loại ung thư khác, đặc biệt những loại ung thư hay di căn đến não.

Câu hỏi 5: Viêm gan mạn tính ngăn cản ung thư đại trực tràng di căn gan như thế nào?

Ung thư đại trực tràng là bệnh ung thư phổ biến của cả hai giới, thường di căn đến các cơ quan như phổi, gan, xương và một số vị trí khác.


Bệnh nhân ung thư đại trực tràng thường có di căn gan với tỷ lệ lên đến trên 50%. Như chúng ta đã biết, viêm gan mạn tính gây ra bởi virus viêm gan B và viêm gan C đã được ghi nhận là nhân tố gây ra ung thư gan nguyên phát. Điều thú vị ở đây, đó là với bệnh nhân ung thư đại trực tràng có viêm gan mạn tính, di căn gan rất hiếm khi bắt gặp. Như vậy, liệu tình trạng viêm gan mạn có thể là một yếu tố giúp ngăn cản di căn gan từ ung thư đại trực tràng.
Xác định nguyên nhân của hiện tượng trên dựa trên các cơ chế phân tử có thể giúp ngăn cản di căn gan từ các loại ung thư khác cái mà thường di căn đến gan.

Câu hỏi 6: Những tế bào nhu mô phổi nào tham gia tạo nên vị trí tiền di căn ở phổi để tạo thuận lợi cho ung thư di căn đến?

Khoảng 70% nguyên nhân gây tử vong ở bệnh nhân ung thư là do hiện tượng di căn. Trong số những bệnh nhân tử vong do khối u di căn, có đến 20-30% có di căn phổi. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng vị trí tiền di căn (pri-metastatic niche) ở phổi là bước quyết định để xuất hiện di căn tại phổi.
Trước khi di căn đến phổi, một vài týp u nguyên phát có khả năng chuẩn bị một vi môi trường (microenvironment) tại phổi cho phép các tế bào u trong hệ tuần hoàn (CTCs) di căn đến “cư trú” và phát triển phổi một cách thuận lợi. Thật thú vị, các bằng chứng hiện này đã cho thấy rằng các vị trí tiền di căn được tạo ra nhờ chính sự tương tác giữa tế bào u và tế bào nhu mô phổi.
Với sự tác động từ những nhân tố bí mật bắt nguồn từ khối u gửi đến vi môi trường nguyên phát, chất nền tại chỗ của phổi có thể biến đổi để tạo ra vi môi trường thích hợp cho sự di trú và phát triển của CTCs. Sự hiểu biết về các loại tế bào giúp biến đổi tạo vi môi trường thuận lợi cho sự di căn bao gồm: VEGFR1+, VLA-4+ tế bào đến từ tủy xương, tế bào kìm hãm của tủy xương, tế bào tủy xương (Mac1+, CD11b+ CD68+ F3/80+, CD11b+/Mac1+, CD11b+/Gr-1+, CD11b+ /Ly6Cmed/Ly6G+), monocytes (CD11b+ Ly6C+, IE2+, CD11b+/Gr1+), CD11b+ Ly6G+ Ly6C+ tế bào bạch cầu, tế bào kết hợp đại thực bào, tế bào T điều chỉnh, VEGFR1+ VLA-4+ tế bào nguyên bản máu, tế bào nguyên bản màng trong, và bạch cầu trung tính.

Các nhà nghiên cứu suy đoán rằng rất nhiều loại tế bào từ nhu mô phổi được lựa chọn để tạo ra vị trí tiền ung thư thông qua kết hợp với các chất được tiết ra từ khối u nguyên phát. Trước khi phát hiện được các loại tế bào đó trong số các loại tế bào nhu mô phổi, một câu hỏi cần thiết được đặt ra là: chúng ta có thể định dạng được toàn bộ các loại tế bào hiện diện tại vị trí tiền ung thư? Trả lời được câu hỏi này sẽ giúp hiểu biết rõ hơn các tế bào tạo vị trí tiền di căn ở phổi và các cơ quan khác.

Câu hỏi 7: Tại sao ung thư hiếm khi di căn đến ruột non

Như trong loạt bài trước, chúng ta đã đặt câu hỏi tại sao ung thư rất hiếm gặp ở ruột non. Không những thế, trong số tất cả những cơ quan có thể có ung thư di căn đến, ruột non có tỉ lệ di căn thấp nhất. Như vậy phải có một cơ chế mạnh mẽ nào đó giúp biểu mô ruột non ngăn chặn các tế bào ung thư định cư và phát triển tại đây. Xác định được dựa trên cơ chế phân tử xem nguyên nhân nào đã giúp ruột non tránh được di căn có thể giúp ngăn cản sự di căn từ ung thư đến các cơ quan khác.


Nguồn: The 150 most important questions in cancer research and clinical oncology series. Chin J Cancer.

BSNT. Hoàng Huy Hùng

Về Hoàng Huy Hùng

Xem thêm

Phối hợp đa mô thức và phẫu thuật TRIANGLE cắt khối tá tụy tiếp cận động mạch theo hai đường trong điều trị bệnh lý ung thư đầu tụy tiến triển

Ung thư tụy là một trong những bệnh lý ung thư ác tính nhất của …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *