Sự phát triển của các phương pháp điều trị ung thư (phần 1): Phẫu thuật

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ UNG THƯ CỔ ĐẠI

Các bác sĩ và phẫu thuật viên cổ đại đã biết rằng ung thư thường sẽ tái phát sau khi được cắt bỏ. Bác sĩ La Mã Celsus đã viết “sau khi cắt bỏ, thậm chí khi đã có sẹo, không ít trường hợp bệnh đã tái phát”.

Galen là bác sĩ Hy Lạp ở thế kỷ 2, tác giả những cuốn sách vẫn được lưu giữ hàng thế kỷ. Ông được xem là người có uy tín nhất trong y học qua hàng ngàn năm. Cũng giống như Hippocrates, Galen đã dành nhiều thời gian để tìm hiểu về ung thư và xem xét những bệnh nhân không cứu chữa được. Quan niệm của ông đã đặt ra một hình mẫu cho việc kiểm soát ung thư trong nhiều thế kỷ.

Hướng tiếp cận ung thư theo trường phái của Hippocrates (hay Galen) chiếm đa số. Trong một chừng mực nào đó, niềm tin rằng ung thư là vô phương cứu chữa vẫn còn tồn tại thậm chí tới tận thế kỷ 21. Một số người, thậm chí tới tận ngày nay, coi tất cả ung thư không thể chữa được và trì hoãn việc đến gặp bác sĩ cho tới khi đã quá muộn để còn biện pháp điều trị tối ưu.

Điều trị ung thư đã từng trải qua những bước phát triển chậm chạp. Galen đã viết về điều trị phẫu thuật cho ung thư vú khi khối u còn có thể cắt bỏ hoàn toàn ở giai đoạn sớm. Phẫu thuật khi đó còn rất thô sơ với nhiều biến chứng, bao gồm cả mất máu. Mãi cho tới thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, phẫu thuật nói chung và phẫu thuật điều trị ung thư mới có những tiến bộ quan trọng.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TỚI THẾ KỶ 19

Trước khi khám phá ra kỹ thuật gây mê, thế giới vẫn có những phẫu thuật viên tài giỏi và nổi tiếng. John Hunter, Astley Cooper, và John Warren khi đó được ca tụng nhờ khả năng thực hiện ca mổ nhanh chóng và chính xác của mình. Nhưng khi ngành gây mê ra đời năm 1846, mọi chuyện đã tiến triển rất nhanh đến nỗi mà 100 năm kế tiếp được xem như “thế kỷ của các phẫu thuật viên”.

Có 3 phẫu thuật viên nổi bật lên vì những đóng góp cho nghệ thuật và khoa học phẫu thuật ung thư. Bilroth ở Đức, Handley ở London, và Halsted ở Baltimore. Việc làm của họ đã dẫn đến việc “phẫu thuật ung thư” được thiết kế bao gồm cắt bỏ toàn bộ khối u cùng với các hạch lympho ở vùng có khối u.

William Stewart Halsted, giáo sư ngoại khoa tại đại học Johns Hopkins, đã phát triển phẫu thuật cắt bỏ cắt bỏ tuyến vú triệt căn trong suốt thập niên cuối cùng của thế kỷ 19. Việc làm của ông được dựa một phần vào bác sĩ W.Sampson Handley, một phẫu thuật viên tại London người tin rằng ung thư lan rộng ra ngoài nhờ sự xâm lấn từ khối u nguyên phát. (ý tượng chung về phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú triệt căn được tìm ra khi xem xét lại sự nghiệp của Lorenz Heister, một người Đức đã viết về ý tưởng mổ cắt bỏ tuyến vú và mổ cắt bỏ khối u ở vú trong cuốn sách của ông, Chirurgie, xuất bản năm 1719)

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TRONG THẾ KỶ 20

Halsted không tin ung thư lan tràn qua dòng máu: “mặc dù điều đó xảy ra rõ ràng, tôi không chắc rằng thứ tôi đã quan sát từ ung thư vú, sự di căn có vẻ như  được truyền đi qua mạch máu”. Ông tin rằng sự cắt bỏ tại chỗ thích hợp của khối u sẽ chữa được bệnh – nếu ung thư xuất hiện lại ở một vị trí khác nữa, nó là một quá trình khác. Niềm tin đó thúc đẩy ông phát triển phương pháp mổ cắt tuyến vú triệt căn cho những bệnh nhân ung thư vú. Phương pháp này đã trở thành cơ sở của phẫu thuật ung thư trong gần như một thế kỷ.

Sau đó, vào năm 1970, những thử nghiệm lâm sàng hiện đại đã chứng minh rằng phẫu thuật ít rộng rãi hơn có hiệu quả ngang bằng cho hầu hết phụ nữ mắc ung thư vú. Ngày nay, một phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú triệt căn hầu như không còn được tiến hành và “phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú triệt căn biến đổi” được tiến hành ít hơn trước. Hầu hết bệnh nhân ung thư vú nay chủ yếu được cắt bỏ khối u (lumpectomy) và sau đó được xạ trị”.

Cùng thời gian Halsted và Handley đang phát triển những phẫu thuật triệt căn của họ, một phẫu thuật viên khác đã đặt ra câu hỏi, “điều gì quyết định cơ quan nào sẽ bị di căn trong trường hợp ung thư đã lan tràn?”. Stephen Paget, một phẫu thuật viên người Anh, đã kết luận rằng các tế bào ung thư lan tràn ra những cơ quan khác theo dòng máu nhưng chỉ có thể phát triển ở một vài cơ quan. Với một lập luận xuất sắc ông đã nêu lên sự giống nhau giữa sự di căn ung thư và gieo hạt “được tiến hành theo tất cả các hướng nhưng chúng chỉ sống sót và phát triển nếu ở trên mảnh đất màu mỡ”.

Kết luận của Paget đã được chứng thực bằng các công nghệ tế bào và sinh học phân tử hiện đại gần một trăm năm sau. Những hiểu biết này về di căn đã trở thành điểm mấu chốt trong nhận ra giới hạn của phẫu thuật ung thư. Nó thậm chí đã cho phép các bác sĩ phát triển các biện pháp điều trị hệ thống sau phẫu thuật tiêu diệt những tế bào đã lan tràn ra toàn cơ thể để có thể tiến hành các phẫu thuật ít xâm lấn hơn. Ngày nay những biện pháp điều trị hệ thống này cũng có thể được sử dụng trước phẫu thuật.

Trong suốt thập niên cuối thế kỷ 20, các phẫu thuật viên đã phát triển kỹ thuật chuyên sâu hơn trong việc giảm tới tối thiểu lượng các tế bào bình thường bị cắt bỏ trong phẫu thuật điều trị ung thư. Nó cũng như xu hướng chuyển từ cắt bỏ tuyến vú triệt căn (radical mastectomy) sang mổ cắt bỏ u đơn thuần (lumpectomy), quá trình này cũng diễn ra trong cắt bỏ các khối u xương và mô mềm ở tay và chân mà không cần thiết cắt cụt, và trong việc tránh một phẫu thuật làm hậu môn nhân tạo (colostomy) cho hầu hết các bệnh nhân ung thư trực tràng. Quá trình này không chỉ dựa vào việc hiểu biết về ung thư cũng như các công cụ phẫu thuật tốt hơn mà còn nhờ sự kết hợp giữa phẫu thuật và hóa và/hoặc xạ trị.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ UNG THƯ HIỆN ĐẠI

Cho tới tận gần cuối thế kỷ 20, chẩn đoán ung thư thường cần “các phẫu thuật thăm dò” mở bụng hoặc ngực để phẫu thuật viên có thể lấy các mẫu mô làm xét nghiệm ung thư. Từ những năm 1970, việc sử dụng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, cắt lớp vi tính (CT), cộng hưởng từ (MRI), và PET scan đã bắt đầu thay thế cho nhiều phẫu thuật thăm dò. Chụp CT và siêu âm cũng có thể được sử dụng để hướng dẫn cho sinh thiết khối u.

Thorascoscopic surgery
Thorascoscopic surgery

Ngày nay, các bác sĩ sử dụng các dụng cụ nội soi có gắn camera để quan sát bên trong cơ thể. Các phẫu thuật viên có thể tiến hành mổ nhờ các dụng cụ đặc biệt đặt trong các ống hẹp được đưa qua những vết cắt nhỏ trên da. Những dụng cụ này có thể được sử dụng để quan sát và hoạt động được trong khoang bụng (laparoscopic surgery) hoặc ngực (thorascopic surgery).

Một thiết bị tương tự có thể được sử dụng để cắt bỏ một vài khối u ở đại tràng, thực quản, và bàng quang bằng cách đưa qua những lỗ tự nhiên của cơ thể như miệng hoặc hậu môn.

phau-thuat-1
Cyosurgery

Những cách ít xâm lấn hơn để phá hủy khối u mà không cần cắt bỏ chúng vẫn đang được nghiên cứu và/hoặc sử dụng. Phẫu thuật lạnh (cryosurgery) (cũng được gọi là cryotherapy hay cryoablation) sử dụng bụi nước dung dịch chứa nitro (liquid nitrogen spray) hoặc que thăm lạnh để làm đóng băng và tiêu diệt các tế bào bất thường.

Laser có thể được sử dụng để cắt qua mô (thay thế cho việc sử dụng một dao mổ) hoặc để làm bốc hơi (đốt cháy và phá hủy) ung thư cổ tử cung, thanh quản, gan, trực tràng, da, và các cơ quan khác.

Phương pháp cắt bỏ bằng vô tuyến điện truyền sóng vô tuyến tới một ăng ten nhỏ đặt ở khối u để tiêu diệt tế bào ung thư bằng nhiệt.

Theo: cancer.org

Về Trần Xuân Dũng

Xem thêm

Những điều bạn cần biết trước liệu trình xạ trị vùng đầu – cổ

Bạn đang được bác sĩ lên kế hoạch để tiếp nhận xạ trị, phương pháp điều trị bệnh ung thư sử dụng các loại tia bức xạ. Những hướng dẫn sau đây sẽ giúp bạn tham gia tích cực vào quá trình điều trị của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *