Định nghĩa
Sốt giảm bạch cầu được định nghĩa là tình trạng sốt >38,3 oC hoặc sốt > 38,0oC kéo dài trên 1h và số lượng bạch cầu đa nhân trung tính < 500/ml.
Yếu tố nguy cơ
Tình trạng giảm bạch cầu càng kéo dài càng tăng nguy cơ sốt giảm bạch cầu. Hầu hết bệnh nhân được điều trị hóa chất đều có 1 khoảng thời gian giảm bạch cầu ( <5 ngày). Nguy cơ sốt giảm bạch cầu cao nhất ở bệnh nhân bệnh bạch cầu cấp và bệnh nhân trong điều trị chống thải ghép, ở những bệnh nhân này, giảm bạch cầu có thể kéo dài hàng tuần. Nguy cơ cũng tăng trong những chế độ điều trị có thể gây viêm niêm mạc ( viêm loét họng và viêm niêm mạch ống tiêu hóa).
Chẩn đoán
Thăm khám cần bao gồm khám lâm sàng đầy đủ, lưu ý kiểm tra phát hiện viêm niêm mạc, vị trí đặt catheter, vùng quanh hậu môn. Thăm trực tràng không nên làm vì có nguy cơ làm lây truyền vi khuẩn.
Nuôi cấy máu, nước tiểu, đờm, nhuộm soi phân của tất cả bệnh nhân sốt giảm bạch cầu cần được thực hiện.
Chụp Xquang phổi nên được làm ở tất cả các bệnh nhân.
Điều trị
- Thái độ: cấp cứu
- Ngay lập tức: kháng sinh đường tĩnh mạch ngăn ngừa nhiễm khuẩn huyết, shock nhiễm khuẩn do vi khuẩn Gram (-)
- Điều trị kháng sinh:
- Ngay lập tức, kháng sinh đường tĩnh mạch chọn theo kinh nghiệm, nhất thiết có kháng sinh phổ bao phủ cầu khuẩn Gram (+) và vi khuẩn Gram (-) ( bao gồm trực khuẩn mủ xanh )
- Kháng sinh tác dụng lên tụ cầu vàng kháng Methicillin không được khuyến cáo, chỉ sử dụng khi tình trạng bệnh nhân không ổn định, hoặc có viêm niêm mạc miệng đang hoạt động, hoặc có bằng chứng nhiễm khuẩn liên quan đến catheter, hoặc mới bị nhiễm MRSA gần đây.
- Kháng sinh cần được điều chỉnh phù hợp với kháng sinh đồ có sau đó.
- Việc kéo dài sốt không đảm bảo cho thay đổi liệu pháp kháng sinh theo kinh nghiệm.
- Điều trị kháng nấm cần được xem xét nếu sốt kéo dài trên 72 giờ.
- Kháng sinh phổ gram (-) nên tiếp túc đến khi tổng số lượng bạch cầu trên 500/ml.
- Những bệnh nhân nguy cơ thấp ( không sốt trong 24h sau điều trị kháng sinh, kết quả nuôi cấy âm tính và thời gian tủy bị ức chế dự kiến dưới 1 tuần có thể được điều trị ngoại trú với kháng sinh phổ rộng đường uống như Flouroquinolone, amoxicillin/clavulanic acid, hay trimethoprim – sulfamethoxazole.
Lưu ý đặc biệt
- Bệnh nhân cần được ở phòng cách ly.
- Ăn hoa quả và rau sống không được khuyến khích trong quá khứ nhưng gần đây được chứng minh là không làm tăng nguy cơ quá mức.
- Yếu tố sinh trưởng bạch cầu ( G-CSF, GM-CSF)
Chúng có thể làm giảm thời gian nằm viện do sốt giảm bạch cầu nhưng không cải thiện khả năng sống. G-CSF là yếu tố được dùng nhiều nhất, tiêm dưới da liều 5 mg/kg/ngày.
- CSF không nên chỉ định trước 24h sau điều trị hóa chất hoặc trong xạ trị vì có nguy cơ làm tăng ức chế tủy.
- G-CSF được sử dụng với mục đích dự phòng trong điều trị triệt căn với phác đồ có nguy cơ trên 12 %, làm giảm thời gian giảm bạch cầu làm chậm trễ hóa trị liệu.
- Sử dụng G-CSF để dự phòng sốt hạ bạch cầu trong điều trị giảm nhẹ vẫn còn tranh cãi khi hóa trị liệu đến mức gây nguy cơ cao sốt hạ bạch cầu thường không thích đáng.