1. Dịch tễ học
Ung thư tinh hoàn (UTTH) là bệnh ít gặp, chiếm khoảng 1% ung thư ở nam giớị Bệnh chiếm 5% ung thư đường sinh dục- tiết niệụ Theo ghi nhận ung thư Hà nội thì tỉ lệ mắc UTTH là 0,8/100.000 dân, đứng hàng thứ 24 trong các loại ung thư ở nam giớị Tuy nhiên đây là ung thư có tỉ lệ mắc cao nhất ở nam giới lứa tuổi từ 25-35. ở hoa kỳ hàng năm ước tính có khoảng 7.100 trường hợp mới mắc và 370 trường hợp tử vong. Tỉ lệ mắc ở người da đen thấp bằng 1/5 người da trắng.
Nguyên nhân chính gây mắc bệnh này đó chính là những người có tinh hoàn ẩn. Những người có tinh hoàn ẩn thì 80%-85% trong số họ bị ung thư tinh hoàn ẩn đó và 15%-20% xảy ra ở tinh hoàn đối bên. Những yếu tố khác gây bệnh ung thư tinh hoàn đó là tiền sử quai bị, tràn dịch màng tinh hoàn, thoát vị bẹn, tiền sử đã bị ung thư tinh hoàn.
Mô bệnh học của UTTH thì loại u tế bào mầm chiếm tới 96% trong đó u tế bào mầm chia ra làm hai loại đó là u tinh (40%) và u không phảI dòng tinh (60%).
U tinh là loại không liên quan tới Alpha-fetoprotein (AFP) còn U không phải dòng tinh thì có hàm lượng HCG và AFP cao.
Đây là bệnh ung thư có khả năng chữa khỏi rất cao, tỉ lệ sống thêm cho tất cả các giai đoạn là 92%, chỉ riêng giai đoạn lan tràn thì có tới 70% có khả năng chữa khỏi.
2. Các biện pháp sàng lọc và phát hiện sớm
2.1.Tự khám tinh hoàn
_ Đứng trước gương xem có sưng ở vùng tinh hoàn không
_ Kiểm tra tinh hoàn bằng hai tay, ngón giữa ở dưới và ngón cái ở trên tinh hoàn.
_ Nắn nhẹ nhàng hai bên tinh hoàn, đừng quá lo lắng nếu thấy tinh hoàn hai bên không đều nhau vì đó là bình thường.
_ Kiểm tra mào tinh hoàn, đây là một ống mềm nằm phía sau tinh hoàn có nhiệm vụ chứa tinh trùng.
vị trí phổ biến nhất của u tinh hoàn là phía hai bên, cũng có thể ở phía trước.
_ Có thể kiểm tra bất cứ lúc nào cảm thấy thuận lợi, đơn giản nhất là kiểm tra sau mỗi lần tắm.
_ Nếu phát hiện điều gì bất thường thì nên đến bệnh viện chuyên khoa để khám phát hiện sớm ung thư, tránh để bệnh quá muộn. Đây là bệnh ung thư có thể chữa khỏi ở giai đoạn sớm.
2.2.Khám tinh hoàn do thầy thuốc chuyên khoa
_ Thực hiện bởi các thày thuốc chuyên khoa nhằm phát hiện những tổn thương nghi ngờ ở tinh hoàn. Đặc biệt lưu ý với những trường hợp tinh hoàn ẩn.
_ Nếu có khối u hoặc các bất thường khác cần phải làm các xét nghiệm để loại trừ ung thư.
_ Siêu âm tinh hoàn: phát hiện khối tổn thương tăng hoặc giảm âm, các trường hợp tràn dịch màng tinh hoàn…
_ Xét nghiệm tế bào học
_ Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng phát hiện các tổn thương di căn.
_ Chụp phổi
_ Xét nghiêm các chất chỉ điểm khối u: AFP, β HCG…
3. Giá trị của sàng lọc và phát hiện sớm
_ Tiên lượng của ung thư tinh hoàn giai đoạn muộn đã cải thiện rõ rệt trong vài thập kỷ trở lại đây nhờ vào những phác đồ hoá chất mới. Có tới 80% bệnh nhân giai đoạn này sống qua 5 năm. Tuy nhiên nếu bệnh phát hiện ở giai đoạn sớm thì có thể chưa khỏi hoàn toàn mà chi phí cho diều trị giảm và ít biến chứng xảy ra do điều trị. Tỉ lệ sống thêm 5 năm của u tinh bào đối với giai đoạn I là 97%.
_ Đối với những trường hợp tinh hoàn ẩn, các nghiên cứu trên thế giới cho thấy có khoảng 2% trong số các trường hợp này là ung thư tại chỗ. Nguy cơ tiến triển thành ung thư xâm nhập tới 50%. Các nhà ung thư học khuyên nên phẫu thuật cắt bỏ đối với những trường hợp tinh hoàn ẩn để phòng ngừa mắc ung thư tinh hoàn.
4. Chẩn đoán
4.1 Lâm sàng
_ Bệnh nhân thường thấy tăng kích thước của bìu, có thể co kéo thừng tinh hoặc có cảm giác nặng bìu.
_ Sờ thấy khối u tinh hoàn, không đau
_ Đau bụng đối với những trường hợp có tinh hoàn ẩn
_ Nổi hạch bất thường vùng bẹn, hạch cổ..
_ Thăm khám tinh hoàn, so sánh hai bên
4.2. Cận lâm sàng
_ Siêu âm bìu có thể phát hiện 75% các trường hợp khối u hoặc tràn dich màng tinh hoàn.
_ Siêu âm ổ bụng phát hiện tinh hoàn lạc chỗ, các tổn thương bất thương khác trong ổ bụng
_ Chụp XQ phổi phát hiện di căn phổi
_ Xét nghiệm tế bào học: chọc hút khối u
_ Xét nghiệm chất chỉ điểm khối u
5. Điều trị
_ Điều trị ung thư tinh hoàn tuỳ thuộc vào giai đoạn của bệnh.
_ Các phương pháp áp dụng điều trị gồm phẫu thuật, xạ trị, hoá trị.
6.Tiên lượng: ung thư tinh hoàn tương đối khả quan, giai đoạn sớm có thể chưa khỏi bệnh