Các chỉ tiêu đánh giá thường được sử dụng trong các thử nghiệm lâm sàng bệnh Ung thư

Các Chỉ tiêu đánh giá (Endpoints) thường được sử dụng trong thử nghiệm lâm sàng bệnh Ung thư:

Chỉ tiêu Định nghĩa Ưu điểm Hạn chế
Sống thêm toàn bộ (Overall survival – OS) Thời gian tính từ thời điểm bắt đầu tham gia nghiên cứu (với thử nghiệm LS không ngẫu nhiên) đến thời điểm tử vong do bất kể nguyên nhân nào.
Mốc thời gian tính từ thời điểm phân nhóm ngẫu nhiên đối với thử nghiệm LS ngẫu nhiên.
– Tiêu chí đánh giá trực tiếp lợi ích của điều trị được chấp thuận rộng rãi.
– Xác định dễ dàng và khả năng chính xác cao (các mốc thời gian dễ xác định, ít nhầm lẫn)
– Thường đòi hỏi một cỡ mẫu đủ lớn và thời gian theo dõi đủ dài để có thể xác định sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm đối tượng nghiên cứu.
– Nhiều diễn biến trong quá trình điều trị có ảnh hưởng đến kết quả OS: những phương pháp điều trị tiếp sau phương pháp được nghiên cứu, sự bắt chéo (crossover) bệnh nhân giữa các nhánh nghiên cứu (thay đổi từ phương pháp điều trị nhánh A sang nhánh B hay ngược lại)…
Sống thêm không tiến triển (Progression-free survival – PFS) Thời gian tính từ thời điểm bắt đầu tham gia nghiên cứu (với thử nghiệm LS không ngẫu nhiên) đến thời điểm bệnh tiến triển hoặc tử vong do bất kể nguyên nhân nào.
Mốc thời gian tính từ thời điểm phân nhóm ngẫu nhiên đối với thử nghiệm LS ngẫu nhiên.
– Yêu cầu cỡ mẫu nhỏ hơn và thời gian theo dõi ngắn hơn so với tiêu chí OS.
– Không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như sự bắt chéo bệnh nhân giữa các nhánh, các phương pháp điều trị tiếp sau.
– Tình trạng bệnh tiến triển được xác định dựa trên đánh giá khách quan và định lượng
– Là chỉ tiêu đánh giá đã được kiểm chứng có thể thay thế cho OS, đặc biệt trong những trường hợp có nhiều yếu tố hạn chế ý nghĩa của OS.
– Có thể gặp nhiều sai số trong việc đo lường, đánh giá tình trạng bệnh: phương tiện chẩn đoán? Chu kỳ các lần đánh giá dài hay ngắn?…
– Định nghĩa có thể thay đổi về chi tiết trong các thử nghiệm khác nhau.
 
Thời gian đến khi bệnh tiến triển (Time to progression – TTP) Thời gian tính từ thời điểm bắt đầu tham gia nghiên cứu (với thử nghiệm LS không ngẫu nhiên) đến thời điểm bệnh tiến triển.
Mốc thời gian tính từ thời điểm phân nhóm ngẫu nhiên đối với thử nghiệm LS ngẫu nhiên.
– Không tính đến các trường hợp tử vong (có/không liên quan đến bệnh ung thư) – Tương tự PFS
Thời gian đến khi thất bại với phương pháp điều trị (Time to treatment failure TTF) Thời gian tính từ thời điểm bắt đầu tham gia nghiên cứu (với thử nghiệm LS không ngẫu nhiên) đến thời điểm phải ngừng điều trị do các nguyên nhân: bệnh tiến triển, độc tính hoặc tử vong.
Mốc thời gian tính từ thời điểm phân nhóm ngẫu nhiên đối với thử nghiệm LS ngẫu nhiên.
– Có xét đến khía cạnh độc tính của điều trị, do đó, rất hữu ích khi muốn đánh giá lợi ích của các phương pháp điều trị có nhiều nguy cơ độc tính nghiêm trọng (Ví dụ: ghép tế bào gốc). – Khó phân biệt rạch ròi hiệu quả của điều trị do ảnh hưởng chồng chéo của biến “độc tính” đến kết quả sống thêm.
Sống thêm không “sự kiện” (Event-free survival) Thời gian tính từ thời điểm bắt đầu tham gia nghiên cứu (với thử nghiệm LS không ngẫu nhiên) đến thời điểm phải ngừng điều trị do một “sự kiện” được định nghĩa trước như: độc tính không thể chấp nhận, nguyện vọng của bệnh nhân muốn thay đổi điều trị, hoặc bệnh tái phát hay tiến triển, hoặc tử vong… – Tương tự PFS, có thể hữu ích hơn trong thử nghiệm các phương pháp có nguy cơ độc tính trầm trọng.
– Thuận tiện trong những trường hợp nhập nhằng giữa khái niệm bệnh tái phát hay tiến triển (những bệnh ung thư được điều trị triệt căn bằng hoá trị hay xạ trị)
– Rõ ràng, sẽ có nhiều hơn các yếu tố sẽ ảnh hưởng đến kết quả EFS.
Thời gian đến bước điều trị tiếp theo (Time to next treatment – TTNT) Thời gian tính từ khi kết thúc điều trị đầu tiên đến khi có chỉ định bước điều trị tiếp theo – Sử dụng trong nghiên cứu bệnh giai đoạn không thể điều triệt căn, có thể cho biết một thông tin có ý nghĩa đối với bệnh nhân. – Không thường xuyên được sử dụng như một chỉ tiêu đánh giá chính
– Thay đổi phụ thuộc yếu tố chủ quan (thực hành lâm sàng)
Tỷ lệ đáp ứng khách quan (Objective response rate – ORR) Tỷ lệ bệnh nhân đạt được mức độ độ thuyên giảm đã được định nghĩa từ trước. – Có thể đánh giá với thử nghiệm lâm sàng 1 nhánh (không đối chứng)
– Cần cỡ mẫu nhỏ hơn, có thể thu được kết quả sớm so với các nghiên cứu sống thêm.
– Đánh giá được trực tiếp hiệu quả của thuốc điều trị
– Không phải là một chỉ tiêu đánh giá toàn diện lợi ích của thuốc điều trị.
Thời gian duy trì đáp ứng (Duration of reponse – DoR) Thời gian tính từ thời điểm ghi nhận đạt được đáp ứng đến thời điểm bệnh tiến triển.

Tài liệu tham khảo:

  1. S. Department of Health and Human Services Food and Drug Administration Center for Drug Evaluation and Research (CDER), Center for Biologics Evaluation and Research (CBER). Guidance for industry: clinical trial endpoints for the approval of cancer drugs and biologics. http://www.fda.gov/downloads/Drugs/…/Guidances/ucm071590.pdf. Published May 2007. Accessed February 22, 2016.

Mọi câu hỏi, góp ý, quý bạn đọc vui lòng để lại tin nhắn ở phần Bàn luận dưới mỗi bài viết!

BSNT. Trần Trung Bách

Về Trần Trung Bách

Bác sĩ nội trú. Bộ môn Ung thư - Đại học Y Hà Nội - Khoa xạ trị tổng hợp, Bệnh viện K Tân Triều

Xem thêm

Phối hợp đa mô thức và phẫu thuật TRIANGLE cắt khối tá tụy tiếp cận động mạch theo hai đường trong điều trị bệnh lý ung thư đầu tụy tiến triển

Ung thư tụy là một trong những bệnh lý ung thư ác tính nhất của …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *